Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

Hi Hi Hi Hi Hi Hi Hi.... báo với chẳng "Chí"


"Cậu nhỏ" của nước nào ngắn nhất thế giới?
Cập nhật lúc 24/03/2011 05:00:00 PM (GMT+7)
Theo khảo sát của Targetmap về kích cỡ “cậu nhỏ” của đàn ông trên toàn thế giới, đàn ông châu Phi là những người có “của quý” lớn nhất thế giới, trong khi đó cánh mày râu châu Á lại có kích thước “cậu nhỏ” hơi hạn chế.

Điển hình tại Conggo, kích thước "cậu nhỏ" của đàn ông tại quốc gia này lên tới 17,93cm. Một số nước khác thuộc châu Phi cũng có kích thước cậu nhỏ siêu “khủng” như Cameroon là 16,67cm, Zambia 15,78 cm, Angola 15,73 cm…


Bản đồ khảo sát về kích thước “bộ phận nhạy cảm” của đàn ông toàn thế giới

Trong khi đó tại Châu Á, khu vực đông dân nhất thế giới lại rất hiếm có quốc gia nào có kích cỡ “cậu nhỏ” vượt quá 13cm. Đàn ông Hàn Quốc có kích cỡ “bộ phận nhạy cảm” nhỏ nhất thế giới với chiều dài 9,66cm. Số đo này của người Trung Quốc là 10,89cm, của Ấn Độ là 10,24cm, Nhật Bản là 10,92cm, Thái Lan là 10,16cm và Việt Nam là 11,47cm.

Ở khu vực Mỹ La tinh, đứng đầu là đàn ông Ecudo với kích cỡ dương vật 17,59cm, tiếp đó là Colombia với chiều dài 17,03cm, Argentina là 14,59cm, còn Chile gần nhỏ nhất khu vực với độ dài 14,88cm.


Đàn ông Châu Phi có kích thước “cậu nhỏ” lớn nhất thế giới

Đàn ông Mỹ có kích cỡ "của quý" trung bình 12,9cm, Canada là 13,92cm, Mexico và Brazil lần lượt là 15,68cm và 13,78cm.

Đàn ông xứ xở bò tót – Tây Ban Nha xếp thứ 74 thế giới về độ lớn của “cậu nhỏ” với kích thước trung bình là 13,85cm. Trong khi đó đàn ông Pháp có kích thước lên tới 16,1cm và Anh là 13,97cm

Phương Anh (Theo Targetmap)
Thảo nào mà đàn ông Pháp có tiếng là Galant... chắc là để thỏa mãn cái hơn 16cm của mình, và không cần phải đá bóng tròn giỏi như TBN và Anh (vì đá bóng méo hay rùi...)
Dân da đen quả là danh bất hư truyền nhỉ...
Sau bài này, chị em các nước Nhật, Hàn, Thái sẽ đổ sang Việt nam kiếm chồng, chắc sẽ có nhiều vấn để với các chú rể Việt đây, ai nhanh chân lập ra tổ chức bảo vệ các chú rể Việt đi nhé...
Hihihihihhihihihhiii....

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

Sau 21 năm cưới nhau, đột nhiên vợ tôi muốn tôi đưa một người phụ nữ khác đi ăn tối và xem phim! Cô ấy trìu mến nói: "Em yêu anh, nhưng em biết người phụ nữ này cũng rất yêu anh và mong muốn có thời gian ở bên anh".

Người phụ nữ mà vợ tôi nói đến chính là mẹ tôi, người đã goá bụa suốt 19 năm qua. Còn tôi, vì công việc bận rộn lại thêm ba đứa con nhỏ, nên thỉnh thoảng mới ghé qua thăm bà. Tối hôm đó, tôi nhấc điện thoại, gọi cho mẹ và nói rằng tôi muốn mời bà đi ăn tối và sau đó là đi xem phim.

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

Vui 1 tí

NHỮNG ĐOẠN VĂN PHONG PHÚ ĐẾN NGẨN NGƠ !
Dưới đây, được trích từ những bài văn có thật, và được đăng trên Phụ san Làng cười, Xuân Tân Mão 2011
Đề: Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện “ Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng thưởng thức rất nhiều loại lòng như lòng lợn, lòng gà, lòng vịt, . . . chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng mẹ.
Đề: Tả đường đến trường
Con đường từ nhà đến trường em dài 2 mét. Ra khỏi ngõ, em rẽ phải đi qua quán bà Xuân, rồi rẽ trái đến quán ông Vịnh là rẽ trái tiếp, đi thẳng là tới.
Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất
Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.
Đề: Tả chú thương binh:
“Gần nhà em có một chú thương binh, chú bị cụt đầu, sáng nào chú cũng đi qua nhà em ăn sáng . . . ”

Mùa xuân đầu tiên- Văn Cao

Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…

Đến bây giờ thì “Mùa xuân đầu tiên” đã trở thành một trong những ca khúc hay nhất, phổ biến rộng rãi nhất, được yêu thích nhất trong di sản âm nhạc đồ sộ của Văn Cao, sánh ngang với những tuyệt phẩm bất hủ “Bến xuân”, “Thiên thai”, “Trương Chi”, “Buồn tàn thu”, “Bắc Sơn”, “Tiến quân ca”, “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, “Trường ca sông Lô”, “Làng tôi”, “Ngày mùa”, “Tiến về Hà Nội”…