Ngày xuân, đi chùa lễ Phật. Cái chuyện tưởng chừng rất nên làm ấy cũng bị trì hoãn cho tới bây giờ. Chắc là tại vì bố mẹ không có thói quen đi chùa, thêm nữa, hồi sinh viên năm 1 đi cùng hội các anh, các bạn vào chùa thấy đông đúc và lộn xộn quá. Người chen người, bẻ cành ngắt hoa, nói cười hô hố, dẫm đạp lên nhau, chẳng còn đâu là thanh là lịch, chẳng còn đâu là cái ý nghĩa sâu xa của việc đi chùa, lễ Phật, cầu cho tâm an bình, cầu cho thế giới(cũng như cài nhà của mình) hòa hợp.
Mùng 2 Tết, chọn lúc đường không còn nườm nượp, còi xe không còn inh ỏi, 2 đứa rủ nhau lên chùa cầu khấn bình an. Chùa Vũ thạch- rất đẹp- nho nhỏ trong ngõ nhỏ, và có lịch sử lâu đời, nơi đây có cụ ông- cụ bà, ông nội, chú Thái và vài cụ nữa mà mình cũng không rõ lắm. Chùa Quán sứ- ai cũng biết rồi, mình đã qui y tam bảo ở chùa này!!!
Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010
Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2010
Hoa Tết
Thứ Ba, 9 tháng 2, 2010
Tết
Tết, lại một Tết nữa sắp trôi qua trong đời. Dù chê, dù chán, vẫn cứ phải đón Tết. Dù ở Tây, hay Mỹ, vẫn cứ có Tết trong đầu, trong mọi hành vi, lời nói, suy nghĩ của người Việt. Vậy, tết là cái gì nhỉ? Có một vài kiến giải hay hay của cụ Phạm Quỳnh, cách đây gần 1 thế kỷ, đọc lên vẫn thấy không có gì là lạc hậu cả... lại có âm hưởng của thời kỳ "tiền Cách mạng" (hihi nghe thối quá) kiểu như Thạch Lam, Nguyễn Tuân ngày xưa. May mắn, lại có cái ảnh của cụ. Nên xem để biết ...
Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2010
...cưới áo mới
Có đứa được đeo kính, ngày đầu tiên nên hơi ngượng ngượng... Hi hi hi
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 6 để bước sang tuổi thứ 7, bao nhiêu là quà, nhưng không thích lắm, lại thích đeo kính, chậc chậc... Hâm
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 6 để bước sang tuổi thứ 7, bao nhiêu là quà, nhưng không thích lắm, lại thích đeo kính, chậc chậc... Hâm
Sự tích ông Táo. Một cách nhìn của ngưởi Việt.
Ngày của ông Công, ông Táo - ngày 23 tháng 12(tháng chạp) tồn tại trong cuộc sống của người Việt như một điều hiển nhiên. Ai cũng biết nôm na đây là ngày ông Táo về chầu Ngọc Hoàng, bẩm với ông vua của Thiên Đình những chuyện dưới hạ giới. Tốt xấu thế nào, những gì được , gì chưa được... Ông cưỡi cá chép, đi ủng , đội mũ, không quần... Nhưng chắc ít ai còn nhớ cặn kẽ câu chuyện cổ tích này. Và chắc còn ít người nghĩ rằng, đằng sau sự tích này là hình bóng của cả 1 dân tộc Việt. Dân tộc kiên cường một cách điên rồ không thể tưởng tượng nổi- đã đứng vững, đã tồn tại sau hơn nghìn năm bị dày xéo , chà đạp. Không chắc khi đọc nó, có mấy ai tin và ghi nhớ, nhưng mình cứ thích tin tuy có lẽ cũng không nhớ nổi cặn kẽ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)