Thứ Tư, 21 tháng 7, 2010

Lại chuyện con cá

Một phần những ước mong của cuộc đời mình dành cho cá và mọi cách để kéo nó ra khỏi nước. Nói tóm lại, là ước muốn của 1 thằng đánh dậm... he he. Câu chuyện sau đây có thể chứng minh được đó cũng không phải nghề tầm thường nhỉ...


Thời gian này, câu chuyện về con cá sủ vàng, loài cá mà người dân quanh các cửa sông ở Thái Bình trân trọng gọi là “cá thần”, lại gây ra sửng sốt. Một chàng trai ở tận Diêm Điền (huyện Thái Thụy) đã giong thuyền ra cửa Ba Lạt mênh mông, tóm sống một con sủ vàng, nặng gần 70kg, bán tại chỗ được 1,5 tỉ đồng, trong khi mới năm ngoái thôi, hai bố con làng chài nghèo Tam Bảo, đã tóm được một con 75kg, bán được 1 tỉ đồng.

Cơn sốt “cá thần” khiến các ngư dân cửa Ba Lạt thêm điên đảo. Hàng trăm ngư dân sắm thuyền, sắm lưới, vận dụng hết trí tuệ, kinh nghiệm để săn được loài cá này. Chỉ cần trúng một con, coi như đổi đời, lập tức thành triệu phú.


Cửa Ba Lạt mênh mông là nơi từng có kho báu sủ vàng. Ảnh: Phạm Ngọc Dương.

Chàng trai Nguyễn Đức Phong trần trùng trục trong cái nắng hè gay gắt, đứng trên con thuyền cũ kỹ neo đậu tránh thủy triều ở doi cát bên cửa Ba Lạt, cách bãi tắm Cồn Đen không xa. Nơi đây, mỗi khi thủy triều dâng, từ 2 giờ chiều, lại có gần trăm con tàu dạt vào, tạo thành một xóm chài trên biển. Lúc này, người đi biển mới được ăn cơm, con buôn cũng từ đất liền tìm ra mua tôm, cá.

Phong chỉ tay về phía biển, sóng nước mênh mông dâng ngập mắt, bảo: “Mới tháng trước, chỗ kia, nhóm người ở Thái Thụy đã tóm được một con sủ vàng. Tàu vừa cập bến, con cá đã được ông Nhuệ mua với giá 1,5 tỉ đồng”.

Bữa đó, anh em xóm chài Tam Bảo (Nam Hồng, Tiền Hải, Thái Bình) cũng dong thuyền ra cửa Ba Lạt từ 3h sáng. Thượng nguồn mưa lớn, lũ về, nước sông cuồn cuộn đỏ au phù sa tống ra biển cả. Vùng biển mênh mông dềnh lên mắt một màu phù sa. Đấy cũng là lúc loài sủ vàng rời khỏi hang hốc ra biển vui đùa.

Tháng 3 âm lịch là lúc chúng ra cửa biển tìm nhau, kết đôi kết lứa, để chuẩn bị cho mùa sinh sản vào tháng 4. Đây cũng là thời điểm các làng chài, dân làm nghề biển đổ về các cửa sông dọc từ Quảng Ninh, qua Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định về tận Ninh Bình để săn sủ vàng. Tập trung đông nhất vẫn là cửa Ba Lạt, cửa lớn nhất của sông Hồng, chia tách địa phận Thái Bình và Nam Định.


Nguyễn Đức Phong: "Nhìn thấy con cá sủ vàng mà mình vừa mừng vừa tủi...".
Ảnh: Phạm Ngọc Dương.

Hôm đó, lúc 8 giờ sáng, tàu thuyền đang rải hàng ngang dãy dọc, cứ 2 chiếc một, chạy song song, kéo lưới quét khắp cửa Ba Lạt, thì chợt thấy đám người trên hai con tàu reo hò, nhảy nhót như điên dại.

Hàng trăm lần chứng kiến cảnh ấy, nên Phong biết rằng, nhóm người ở Thái Thụy kia đã trúng sủ vàng. Mấy chục con tàu dừng đánh cá chạy đến phía nhóm người kia chúc mừng. Ai cũng ngỡ ngàng khi tận mắt con cá dài thượt, vẩy ánh lên sắc vàng, trông không khác gì dát vàng thật.

Dùng thước dây đo, thấy con cá dài hơn 2m, chiều ngang bụng cỡ 0,5m. Phong bảo: “Nhìn con cá mà mình vừa mừng vừa tủi. Mừng vì nghĩ cửa Ba Lạt vẫn còn sủ vàng, như vậy, vẫn còn cơ may để dân chài đổi đời, nhưng cũng thấy tủi vì đã chục năm nay, cơ may đó vẫn chưa đến với mình. Không trúng sủ vàng, không bao giờ lên bờ được”.


Hai trong số nhóm người ở Thái Thụy đã trúng con sủ vàng bán được 1,5 tỉ đồng.
Ảnh: Phạm Ngọc Dương.

Mặc dù trúng sủ vàng bạc tỉ, nhưng vì đến 9 giờ tối thủy triều mới lên ngập cửa sông, họ mới vào bờ được, nên đành phải ở lại cửa Ba Lạt. Bao nhiêu rượu được đưa hết lên boong, nhậu nhẹt tưng bừng. Dân chài quanh cửa Ba Lạt kéo đến chia vui trên biển với những người may mắn trúng lộc trời.

Con sủ vàng nằm trên tàu kêu òm ọp một lúc, lịm dần rồi chết. Nó được khiêng vào ngăn đá. Cái bể chứa cá lớn như vậy, song cả phần đuôi con sủ vàng vẫn lòi hẳn ra ngoài.

Theo lời Phong, ngay đêm ấy, con sủ vàng được nhóm người ở Thái Thụy đưa vào bờ. Ông Phạm Văn Nhuệ, chuyên gia buôn bán sủ vàng sang tận thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan đã có mặt trên đê biển để đón cá. Việc thỏa thuận mua bán diễn ra chóng vánh. Con cá nặng 69kg đã được đại gia này mua với giá 1,5 tỉ đồng. Đây là con cá đắt nhất từ trước đến nay săn được ở Vịnh Bắc Bộ.


Chàng trai Bùi Văn Thắng và chiếc lưới tóm sống chú sủ vàng đắt nhất từ trước đến nay.
Ảnh: Phạm Ngọc Dương.

Tôi đã tìm đến các làng chài dọc ven biển Thái Thụy để hỏi về con cá sủ vàng bạc tỉ. Dù đã cả tháng trôi qua, song đây vẫn là đề tài thời sự. Tôi dễ dàng tìm được chàng trai trúng con cá bạc tỉ, đó là Bùi Văn Thắng, ở làng biển Tân Sơn, cách cảng Diêm Điền không xa.

Thắng công nhận là mới trúng sủ vàng, bán được 1,5 tỉ đồng. Tính ra, với số tiền đó, Thắng là người trúng sủ vàng và bán được với giá cao nhất từ trước đến nay. Ở làng Tân Sơn cũng nhiều người trúng sủ vàng, nhưng do trúng từ cả chục năm trước, nên chỉ bán được tầm trên dưới trăm triệu. Từ cả chục năm nay, không thấy ai bắt được sủ vàng ngoài Thắng nữa.

Theo lời Thắng, việc bán con cá với giá 1,5 tỉ đồng là quá rẻ, quá hớ. Thắng kể: “Hôm đó, sau khi cúng vái trong nhà, ngoài biển suốt 2 tiếng, đến 11 giờ đêm em mới cho tàu cập bến, thì đã thấy ông Nhuệ đứng đó. Thú thực, em và gia đình cũng như dân chài ở đây không thể biết rõ giá trị con cá thế nào. Mẹ em cứ đòi bừa 1,5 tỉ, không ngờ ông Nhuệ vác bao tiền vào nhà trả luôn, không thèm mặc cả xu nào”.


Con sủ vàng 69kg mà nhóm ngư dân Bùi Văn Thắng bắt được này có giá bao nhiêu tỉ khi lên thớt, chưa ai rõ cả.
Ảnh: Phạm Phương Toàn.

Sau khi ông Nhuệ khiêng con cá lên chiếc Camry láng coóng chở đi, thì một đại gia Hải Phòng điện thoại bảo: “Đã liên lạc sang Trung Quốc rồi, giá con cá đó là 2,5 tỉ, tôi sẵn sàng chồng tiền ngay để lấy”. Lát sau, một đại gia ở Hà Nội lại điện về: “Tôi trả con cá đó 3,5 tỉ đồng, nhớ để cho tôi”. Gia đình Thắng nghe thế, niềm vui được cả bao tiền chưa dứt, thì đã rụng rời tay chân vì tiếc của, bán hớ.

Tờ mờ sáng hôm sau, hai cậu cháu Thắng phóng xe sang nhà ông Nhuệ ở Tiền Hải đề nghị mua lại con cái với giá 3 tỉ, tính bán cho đại gia ở Hà Nội kiếm lời 500 triệu. Tuy nhiên, ông Nhuệ bảo, ngay đêm đó đã đưa cá lên Nội Bài và bay thẳng sang Hồng Kông rồi. Ông Nhuệ cũng bảo, nếu con cá còn ở nhà, cũng không thể bán với giá 3 tỉ được, vì như thế… rẻ quá!
(VTC News) - Một con cá bahaha (còn gọi là cá sú vàng) vừa được một ngư dân ở Triết Giang (Trung Quốc) bán với giá 3.450.000 nhân dân tệ ( tương đương khoảng 8,6 tỷ đồng).

Con cá này do ông Li Shaoshuang sống ở quận Thương Nam thành phố Ôn Châu (Triết Giang -Trung Quốc) bắt được trong chuyến đánh cá ngoài khơi ở gần cảng Xiangshan. Nó nặng tới 70kg.

Ba thương gia chuyên kinh doanh hải sản tại thành phố Ôn Châu đã trả 3.450.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 8,6 tỷ đồng) để mua con cá này.

Cá bahaha là loại cá quý hiếm tại Trung Quốc, nó còn có tên gọi khác là cá sú vàng.



Do sự khan hiếm, bong bóng của loại cá bahaha ở Trung Quốc đắt như vàng. Theo giá thị trường thì 100gram thịt cá được bán với giá từ 30.000 - 40.000 tệ (tương đương khoảng 75triệu -100 triệu đồng).


Khi thấy ba thương gia mua với giá đó, một ngư dân khác đã đề nghị ông Li bán với giá 1 triệu USD nhưng ông vẫn bán giá cũ.


Ông Li nói: “Đây là lần đầu tiên tôi thấy loại cá này”.


Hơn 10 năm trước, một ngư dân cùng quận Thượng Nam cũng bắt được một con cá bahaha có khối lượng dưới 3,5 kg và nó được bán với giá hơn 100.000 nhân dân tệ.


Tháng 4 năm 2007, một ngư dân tại thành phố Trạm Giang (Quảng Đông-Trung Quốc) đã bắt được một con bahaha 49kg và bán cho nhà hàng với giá 580.000 nhân dân tệ (1,4 tỷ đồng).




Một con cá bahaha (Ảnh minh hoạ)

Nhà hàng này đã nấu thịt cá cho khách, nhưng giữ lại bong bóng bằng cách làm khô và cho biết mức giá của nó là 2 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng gần 5 tỷ đồng). Tuy nhiên, nhà hàng này không bán cho bất cứ ai.

Thành Công (theo Global Times)
Dù cá sủ vàng bắt được ở cửa Bạch Đằng tận Quảng Ninh, hay ở tận cửa sông Lam trong Hà Tĩnh, thì cuối cùng nó đều về tay ông Nhuệ trước khi lên máy bay sang Hồng Kông, Trung Quốc.

Trước kia, ông Nhuệ chỉ là người thu mua bong bóng cá sủ vàng ở vùng Tiền Hải, Thái Thụy cung cấp cho ông Chánh ở Hải Phòng. Ông Chánh thu gom khắp cả nước rồi chuyển sang Hồng Kông. Thập kỷ 90 của thế kỷ trước, ông Nhuệ và ông Chánh đã đầu tư không biết bao nhiêu tiền của cho ngư dân cửa Ba Lạt sắm lưới sắm thuyền đi săn cá sủ vàng cung cấp cho ông. Đến giờ, ngư dân còn nợ ông Nhuệ hơn tỉ đồng. Ông Nhuệ coi như mất trắng số tiền đó.

Mấy năm trước, ông Chánh làm ăn thất bại, khả năng tài chính yếu đi, nên không buôn được sủ vàng nữa. Đầu mối xuất cá được giao lại cho ông Nhuệ. Theo các ngư dân, ông Nhuệ quan hệ với người nước ngoài thân quen và tin tưởng đến nỗi, mua được con cá nào, ông ta chỉ việc viết giấy cho vào bụng cá rồi đưa lên máy bay chở ra nước ngoài. Cá đi đến đâu, ông ta đều biết và khi cá đến tay ông chủ, tiền lập tức được chuyển về không thiếu một xu.








Cá sủ vàng săn được ở Trung Quốc. Ảnh: Internet.


Ngư dân vùng biển đồn rằng, vợ chồng ông Nhuệ giàu lên nhờ cá sủ vàng. Ông xây ngôi nhà to tướng ở trung tâm xã, sắm xe Camry sang trọng cũng từ con cá sủ vàng. Họ còn đồn rằng, vợ chồng ông Nhuệ chẳng cần làm gì, mỗi năm chỉ cần mua được một con sủ vàng, là ăn tiêu mấy năm không hết.

Ông Nguyễn Văn Tâm, ngư dân xóm chài Tam Bảo kể, năm 2002, anh Hội, là cháu của ông Tâm trúng con sủ vàng nặng 60kg. Một thương lái ở Nghĩa Hưng (Nam Định) đã trả 120 triệu đồng, cao hơn ông Nhuệ, nên đã mua được con cá, những mong kiếm lợi. Tuy nhiên, suốt 2 tháng trời, anh này đã không bán nổi cá. Cuối cùng, anh ta phải gặp ông Nhuệ lạy lục mãi ông ta mới mua cho, chấp nhận lỗ vài chục triệu đồng.

Qua vụ mua bán này, không ai dám tranh mua cá sủ vàng với ông Nhuệ nữa. Việc nhiều tiền chỉ là một yếu tố, quan trọng nhất vẫn là có đầu ra. Đây là loài cá vô cùng quý hiếm, gần như tuyệt chủng, nên thương lái, con buôn không còn quan tâm đến nó nữa, các đầu mối nước ngoài cũng ngưng thu mua vì có khi cả năm chả mua được con nào.

Cũng theo ông Tâm, nếu những đại gia ở nơi khác như Hải Phòng, Hà Nội tìm đến tranh mua cá sủ vàng với ông Nhuệ, thường được ông ta cho vài chục hoặc độ trăm triệu là bỏ đi hết, không đấu giá nữa.

Ông Trần Văn An cũng kể: “Chính vì không bán được cá cho ai, không ai dám mua sủ vàng ngoài ông Nhuệ, nên ông ta định giá bao nhiêu, thì biết bấy nhiêu, ông ta bảo một tỉ thì đành chấp nhận một tỉ, chứ tôi biết, con cá của tôi có giá thực tế phải cao hơn như thế rất nhiều”.



Những đứa trẻ mãi không lên được bờ vì cha mẹ chúng còn nổi nênh theo giấc mộng sủ vàng. Ảnh: Phạm Ngọc Dương.


Mang câu hỏi vì sao cá sủ vàng lại đắt như thế hỏi những ngư dân đi biển, song ai cũng lắc đầu không biết. Những ngư dân ven biển đều đã từng chán chê với món cá sủ vàng. Có người ăn nhiều quá, đến giờ vẫn còn sợ mùi thịt loài cá này. Riêng bóng cá thì không mấy ai thèm ăn. Bắt được sủ vàng, họ đem cái bóng to tướng phơi nắng cho khô. Những ngày biển động đem ra nướng phồng lên hoặc ngâm nước rồi xào nhắm rượu. Nhai bóng cá dai nhoách chả khác gì… dẻ rách.

Theo các nhà khoa học, các bác sĩ ở Việt Nam, nguyên nhân cá sủ vàng đắt khủng khiếp như thế là vì bóng cá được dùng làm chỉ khâu tự tiêu trong y học. Nó được dùng trong các cuộc vi phẫu phức tạp, chẳng hạn như mổ tim.

Chưa hài lòng với những lý giải trên, tôi đã tìm gặp ông Phạm Văn Nhuệ. Ông Nhuệ là người kín tiếng, nên nói rất ít về loài cá này. Tuy nhiên, ông Nhuệ cũng bảo: “Chả có chỉ tự tiêu tự tiếc gì cả. Mấy bố nhà khoa học cứ đoán già đoán non. Tất cả con cá đều vào mồm hết”.

Như vậy, theo ông Nhuệ, các đại gia ở nước ngoài mua cá sủ vàng là để ăn. Ông Nhuệ cũng từng dò hỏi các đường dây thu mua cá ở nước ngoài và họ nó rằng, ăn bóng cá chữa được ung thư! (Chả biết có tin được không, nhưng cái gì quý, hiếm, đắt đỏ cũng thấy... liên quan đến căn bệnh ung thư).



Ông Nguyễn Văn Tâm: "Mùa biển động, chúng tôi thường đem bong bóng cá sủ vàng phơi khô nướng uống rượu". Ảnh: Phạm Ngọc Dương.



Trong cuộc trò chuyện với ông Nhuệ, ông úp mở nói rằng, hiện có một đại gia ở Nam Định đang nuôi một con sủ vàng chừng 47kg. Đại gia này đã thả con sủ vàng vào cái đầm rộng cả chục ha của mình. Khi tôi hỏi thông tin về người nuôi con sủ vàng đó, thì ông Nhuệ im lặng. Tôi đoán rằng, ông Nhuệ đang có ý định đưa được nó lên máy bay, nên ông nhất định không tiết lộ điều gì.

Nghe được thông tin này từ ông Nhuệ, tôi lại tìm các ngư dân săn sủ vàng để dò hỏi. Một số người bảo, người đang nuôi một con sủ vàng khá lớn là đại gia H., tuy nhiên, không ai vào được trang trại của ông ta. Ông ta thuê rất nhiều bảo vệ, thả hàng chục con chó, canh giữ ngày đêm rất cẩn mật để bảo vệ con cá này. Mọi người cũng đồn rằng, ông Nhuệ đã nhiều lần đến trả giá, song thất bại, vì một vài tỉ với đại gia kia cũng không có ý nghĩa bằng việc nhân giống được loài cá này.

Đang trò chuyện về giá trị kinh hoàng của loài sủ vàng, ông Nhuệ chuyển đề tài nói chuyện sang cái đầm rộng 50ha của mình ở ven biển. Tôi nhắc đến chuyện cá sủ vàng sắp tuyệt chủng, ông Nhuệ tỏ vẻ khá buồn. Ông bảo: “Tớ có cái đầm rộng 50ha nuôi ngao, nhưng làm ăn lúc được lúc mất, năm nay ngao chết, lỗ mấy tỉ bạc. Tớ ước, giá Nhà nước đầu tư nghiên cứu về con cá này, tớ sẽ góp vốn cái đầm đó”.

Tôi bảo: “Mấy năm nay anh chỉ mua được 2 con, một của ông An, một của cậu Thắng ở bên Thái Thụy. Như vậy, giống cá này gần như tuyệt chủng rồi, lấy đâu ra nguồn mà nghiên cứu, nhân giống nữa?”. Ông Nhuệ nói chắc chắn: “Chỉ cần Nhà nước đầu tư, các nhà khoa học nghiên cứu, kiểu gì tớ cũng kiếm được nguồn giống. Cả nước này, không ai mua nổi cá sủ vàng ngoài tớ đâu”.

Dù ông Nhuệ là một thương lái lớn buôn cá sủ vàng, người đã góp phần làm loài cá này tuyệt diệt, song cũng phải công nhận, ông là người rất tâm huyết, trăn trở với con cá sủ vàng, loài cá cực kỳ quý hiếm.

(Còn nữa)

Theo VTC.vn
Chưa thỏa mãn với thông tin về cá sủ vàng mà các ngư dân ven biển và ông Phạm Văn Nhuệ ở cung cấp, tôi gặp một số nhà khoa học. Tuy nhiên, các GS-TS cũng chỉ dừng lại ở… tin đồn. Cũng như cây gỗ sưa, rồi đồng đen, trầm hương, kỳ nam… phần lớn các nhà khoa học đều không rõ, không hiểu nước ngoài thu mua để làm gì.



Người ta có thể bỏ ra 10 tỉ đồng để mua con cá này về ăn. Phạm Ngọc Dương.



Qua quá trình tìm hiểu những thứ trên, tôi có những phát hiện khá thú vị. Trên đời chả có thứ gì là đồng đen cả, mà nó cũng chẳng hề có giá trị. Chẳng qua, bọn lừa đảo thổi vào đó những truyền thuyết rồi lừa kẻ hám tiền. Trầm hương cũng chỉ dừng lại ở việc làm hương, làm nước tắm của người Trung Đông theo Đạo Hồi, còn kỳ nam đồn đại giá tiền tỉ một kg thực ra chỉ vài ngàn USD mà thôi, vì nó được người Nhật thu mua làm gia vị tẩm chân gà nướng uống bia. Cây gỗ sưa cũng được người Trung Quốc thu mua để làm đồ giả cổ. Vậy con cá sủ vàng nặng vài chục kg, có giá tiền tỉ, có giá trị gì, hay cũng là lừa đảo?

Cá sủ vàng ở nước ta được gọi theo khá nhiều tên khác nhau. Ở vùng cửa biển Hải Phòng gọi là cá thủ vàng, vùng Thái Bình, Nam Định gọi là sủ vàng, từ Ninh Bình vào miền Trung gọi là sú vàng. Nhiều vùng Thái Bình gọi là “cá thần”, thậm chí gọi là “cá ma”, vì nó có một số đặc tính kỳ quái.

Theo Thạc sĩ Báo chí Bắc Kinh Lưu Phương Mai, tên latin của cá sủ vàng là bahaba flavolabiata, tên tiếng Anh là Chinese bahaba. Người Trung Quốc gọi cá sủ vàng là kim tiền giải, tiếng Quảng Đông là kim tiền miễn, người vùng Ôn Châu (Chiết Giang) gọi là Hoàng Can. Tiếng phổ thông của người Trung Quốc gọi loại cá này là hoàng thần ngư.


Ảnh: Internet.



Loài cá này thường dài đến 2m, có con lớn dài đến 3m, nặng trên dưới 100kg. Loài cá này mình thuôn, có vẩy màu vàng, rất cứng. Chính vì đặc tính đó, mà vẩy cá được dùng để chơi đàn, nên bán sang thị trường Nhật Bản, châu Âu với giá rất đắt.

Đây là loài cá sống ở vùng biển nóng, tầng nước sâu từ 50-60m (điều này có thể lý giải vì sao mà người Thái Bình gọi chúng là cá ma. Bình thường, chúng sống ở tầng nước sâu thế này thì không thể đánh bắt được. Chỉ đến mùa sinh sản, mùa lũ, chúng mới xuất hiện trên mặt nước. Ngư dân ở Thái Bình nghĩ rằng, đến tháng 3 tháng 4, loài cá này… đội mồ sống dậy!). Chúng có nhiều ở các vùng cửa sông, vùng bờ biển nước lợ. Chúng là loài cá ăn thịt, ăn các loại cá nhỏ, tôm, cua và một số loài giáp xác khác.

Cá sủ vàng phân bố ở biển Đông (biển Đông ở đây là đông Trung Quốc) và phía Bắc biển Nam Trung Quốc (Có lẽ họ không biết đến sự xuất hiện của loài cá đặc biệt này ở biển Đông Việt Nam), là loại cá có giá trị kinh tế và nghiên cứu đặc biệt ở Trung Quốc. Cá bahaba là động vật được bảo vệ cấp 2 ở Trung Quốc. Số lượng của chúng mỗi ngày một ít, và coi như chúng đã tuyệt chủng.

Trước thời kỳ Trung Quốc giải phóng (1949), vùng ven biển thuộc tỉnh Chiết Giang thường xuyên đánh bắt dược loại cá này. Người ta quý loài cá này là vì bong bóng của nó. Bong bóng cá có giá trị rất cao, rất quý hiếm, có thể nói quý như vàng. Vì thế, vùng Chiết Giang có câu thành ngữ: “Quý như bóng cá sủ vàng”.






Ảnh: Internet.



Ngư dân cao tuổi vùng biển Chiết Giang kể, trước giải phóng hay bắt được loại cá này, dùng làm đồ ăn bổ dưỡng. Bong bóng cá có thể ăn bổ gan, thận, giá trị ngang với nhân sâm. Đặc biệt với phụ nữa mang thai, hoặc sau khi sinh thì loại này có tác dụng bổ dưỡng rất tốt.

Thời cổ, người ta phơi khô bong bóng cá, để dành trong nhà. Năm 1957, huyện Đồng Đầu, xã Bắc Sa, bắt được một con cá nặng hơn 30kg. Ngư dân đem bong bóng cá này phơi khô, mang đến Bắc Kinh tặng Mao Trạch Đông.

Gần đây nhất, tháng 2-2010, ngư dân tỉnh Chiết Giang bắt được một con cá Hoàng Thần Ngư. Ba vị thương gia ở ôn Châu đã bỏ 345 vạn tệ (tương đương 10 tỉ đồng) để mua con cá này. Con cá nặng gần 70kg, dài 2m, bề ngang 0,5m. Đầu cá đã nặng hơn 20kg. Theo ngư dân Trung Quốc, chế biến cá phải có kỹ thuật, đặc biệt hai bên vây không được cắt bỏ. Nếu cắt bỏ vây, bán sẽ không được giá nữa.

Hoàng Thần Ngư xuất hiện chủ yếu ở vùng Quảng Đông và biển Mẫn Nam (Phúc Kiến). Tuy nhiên một số ngư dân có thâm niên trên 30 năm, đã từng ăn qua cá Hoàng Thần Ngư cho hay, thực ra thịt cá cũng bình thường, thậm chí không ngon bằng nhiều loại cá khác. Còn bong bóng cá, theo y học thì chứa nhiều đạm, cứ 500gram bong bóng thì có 442gram đạm. Trung y cho rằng, món bóng cá này có thể bồi bổ sức khoẻ, đại bổ chân nguyên, hoạt huyết tráng dương, y học hiện đại cho rằng có thể bổ sung chất cho cơ thể suy nhược, thiếu máu… Gan cá được đồn đại là có độc, thường bỏ đi khi làm.

Bây giờ giá trị thực của loại cá này thế nào không ai nắm rõ. Tuy nhiên, cá sủ vàng được coi là một trong vài món ăn đắt nhất thế giới.






Những tờ báo nước ngoài viết về cá sủ vàng. Ảnh chụp lại.



Theo tynews.com.cn, loài cá đặc biệt này bắt đầu được giới khoa học phương Tây mô tả từ những năm 30 thế kỷ trước. Loài cá này sống ở vùng biển phía Nam Trung Quốc. Đây là loài cá cực kỳ quý hiếm và một vài con cá khi bị bắt đã được báo chí đề cập rầm rộ. Một số giáo sư Đại học Hồng Kông đã có một báo cáo về cá sủ vàng như sau:

Cá sủ vàng là mục tiêu đánh bắt của rất nhiều ngư dân ở vùng biển Nam Trung Quốc, đặc biệt là vào thời điểm những năm 50-60, bởi bong bóng của chúng rất có giá trị trong làm thuốc. Người ta dùng đủ mọi cách để có thể tận thu loài cá này, do đó, đã khiến số lượng cá ở vùng biển này nhanh chóng cạn kiệt. Từ sản lượng 50 tấn/năm những năm 30, xuống còn 10 tấn những năm 50-60 ở Hồng Kông. Thời điểm khai thác đỉnh cao diễn ra từ năm 1930 đến 1960.



Thịt cá sủ vàng. Ảnh: Internet.
Trong những năm gần đây, chỉ còn lại những con cá nhỏ, dưới 30kg, và chắc chắn sẽ thành tin nóng trên các báo. Theo nghiên cứu từ năm 1939, bong bóng loài cá này có giá trị y học đặc biệt cao, dùng làm thuốc bổ. Giá trị bong bóng cá phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và kích thước cá, thậm chí cả vào mùa đánh bắt.
Do sự quý hiếm, nên giá cá trên thị trường tăng dần theo thời gian. Ngay từ những năm 2000-2001, giá bong bóng cá khoảng trên dưới 64.000 USD/kg. Như vậy, cách đây 10 năm, một chiếc bóng cá sủ vàng, đã có giá vài tỉ đồng Việt Nam.
Mặc dù loài cá này được bảo vệ ở Trung Quốc, nhưng nó lại không nằm trong danh mục cá cần bảo vệ ở Hồng Kông, do đó, loài cá này vẫn bị khai thác cạn kiệt để chuyển tự do sang thị trường Hồng Kông.


Khi loài cá sủ vàng trở nên cực kỳ đắt đỏ thì loài cá này cũng sắp tuyệt chủng ở Việt Nam. Ảnh: Phạm Ngọc Dương.




Ngư dân cửa Ba Lạt sẽ khó có thể lên bờ nếu ông trời không cho họ được trúng loài cá bạc tỉ. Ảnh: Phạm Ngọc Dương.



Tạp chí Khoa học Mỹ ra ngày 16-2-2010 đã đưa tin, một con cá vô hại bahaba nặng 135kg đã bị bắt và bán với giá 500.000 USD (gần 10 tỉ đồng). Người Trung Quốc, Hồng Kông đồn rằng, bong bóng của nó có thể chữa được bệnh. Đây là con cá đầu tiên thuộc loại này bị bắt trong những năm gần đây. Nó đã có tuổi hơn 50, là con cá thuộc sách đỏ của IUCN (International Union for Conservation Natural - Tổ chức quốc tế bảo tồn tự nhiên).

Việc bong bóng cá được sử dụng trong một số phương thuốc gia truyền của Trung Quốc đã khiến nó bị săn lùng và đánh bắt rất nhiều. Theo IUCN, hiện nay hầu như không tìm thấy những quần thể trứng cá của loại cá này.

Tạp chí này cũng viết, người Hồng Kông rất thích món này, nó đắt ngang với thịt cá voi trắng. Năm 2008, anh Li Shao Shuang, ngư dân Ôn Châu, Chiết Giang đã bắt được một con cá sủ vàng nặng 15kg, bán được hơn 1 triệu nhân dân tệ (gần 3 tỉ đồng – tính ra nó có giá 200 triệu đồng/kg).

Một năm trước, có người cũng ở vùng Ôn Châu bắt được con cá sủ vàng 3,5kg, đã bán với giá 100.000 USD (tương đương 1,9 tỉ đồng, khoảng 600 triệu đồng/kg).

Cũng vào năm đó, ngư dân ở vùng này đã bắt được một con sủ vàng nặng 49kg và bán cho một nhà hàng. Nhà hàng này sau khi đã chế biến con cá phục vụ khách, thì giữ lại cái bóng cá. Có người đã trả giá cái bóng đó 2 triệu tệ (khoảng 5,5 tỉ đồng), song nhà hàng này không bán mà giữ làm kỷ niệm.

Cũng theo báo này, món bahaba Trung Quốc là một trong 10 món hải sản ưa thích nhất của người Hồng Kông. Vậy là đã rõ, giá trị tiền tỉ của loài cá đặc biệt quý hiếm, đặc biệt đắt này chỉ là để ăn.

Theo VTC.vn

"Được bạc thì sang, được vàng thì bại", quả thật là đúng khi cả xóm chài bắt được cá vàng tự nhiên thành làng vỡ nợ.


Mang theo câu chuyện bí mật về con cá sủ vàng trị giá tiền tỉ mà ông “vua sủ vàng” Nguyễn Văn Hiền nói: “Được bạc thì sang, được vàng thì bại”, tôi vào xóm 7, làng Tam Bảo (Nam Hồng, Tiền Hải, Thái Bình), ngôi làng của những ngư dân đi biển. Đây là ngôi làng nằm ngay mép đê sông Hồng, nhà cửa san sát.

Bí mật gì nằm sau con cá đắt như vàng này?



Nhớ lại buổi trò chuyện với ông Trần Văn An, người đã trúng con cá sủ vàng bạc tỉ, mới thấy điều ông Hiền nói quả không sai. Ông An sinh ra ở làng chài nghèo Cao Bình (Hồng Tiến, Kiến Xương, Thái Bình), bao đời nay lênh đênh sông nước.
Những năm 90, cá sủ vàng đắt đỏ, ông ra cửa Ba Lạt săn tìm sủ vàng. Trúng được một số sủ vàng, ông sắm thuyền lớn, rồi đưa cả nhà ra cửa Ba Lạt ở trên một con thuyền. Con thuyền vừa là nhà ở, vừa là phương tiện đánh bắt.

Vì mải mê đeo đuổi mộng ước trúng sủ vàng, nên khi nhìn lại, sủ vàng chẳng thấy đâu, chỉ thấy nợ nần chồng chất. Đang lúc túng quẫn nhất, thì ông trời xót thương cho con sủ vàng 75kg, bán được tròn 1 tỉ đồng.


Vừa trúng con sủ vàng 1 tỉ đồng năm ngoái, năm nay ông Trần Văn An đã thành con nợ.



Được 1 tỉ đồng, ông trả nợ mất 400 triệu, cho nhà thờ 100 triệu, cho các con 200 triệu, còn lại 3 trăm triệu vừa đủ mua miếng đất, xây ngôi nhà kiên cố ở xóm 7, làng Tam Bảo. Coi như hết nhẵn 1 tỉ đồng. Vậy là, ông An đã lên được bờ, điều mà cha ông, tổ tiên không thực hiện được.
Những tưởng có nhà trên bờ, cuộc đời đại gia đình của ông An sẽ thay đổi, nhưng nhà có, mà ruộng vườn không có thì làm gì để sống? Thế là, cuộc sống của họ vẫn gắn với sông nước, biển cả.

Tuy nhiên, kể từ ngày trúng cá sủ vàng, cuộc sống của đại gia đình ông An trở nên cực kỳ đen bạc. 10 chuyến ra khơi thì 9 chuyến thất bại. Để có tiền dầu ra biển, ông phải vay lãi.

Lãi mẹ đẻ lãi con, số tiền nợ giờ đã lên đến 170 triệu đồng. Với lãi suất 9% một tháng, chẳng mấy mà con số nợ nần sẽ gấp nhiều lần từng ấy. Không có tiền trả lãi hàng tháng, vợ chồng con cái ông An khóa cửa, bỏ nhà xuống thuyền ở.

Vào thôn 7, xóm Tam Bảo, tôi thực sự ngỡ ngàng khi thấy những ngôi nhà san sát, song hầu hết cửa khóa then cài. Rẽ vào một ngôi nhà đang xây thêm tầng 2, anh Trần Văn Nam, chủ nhà ra tiếp tôi. Anh Nam bảo, cả xóm 7 này, toàn là dân làng chài Cao Bình (Hồng Tiến, Kiến Xương, Thái Bình).


Trúng sủ vàng, anh Nam liền bán thuyền lên bờ sinh sống, nên thoát cảnh nợ nần.



Bản thân anh Nam cũng là người sinh ra ở làng chài Cao Bình, từng trúng cá sủ vàng. Anh trúng một con sủ vàng vào năm 1995, bán được 115 triệu đồng. Có tiền, anh mua ngôi nhà ở xóm 7, làng Tam Bảo này ở. Người bán ngôi nhà cho anh Nam chính là anh Bình. Có một điều đặc biệt là anh Bình cũng là dân làng chài Cao Bình, từng trúng 3 con sủ vàng, đủ tiền sắm thuyền lớn, mua miếng đất, xây ngôi nhà này.
Cũng như ông Hiền, anh Nam bảo với tôi: “Được bạc thì sang, được vàng thì bại”. Hiểu điều đó, nên khi trúng cá, anh đã bán thuyền lên bờ sinh sống. Anh Bình trúng tới 3 con sủ vàng, nhưng không hài lòng, cứ mải miết săn tìm nữa, cuối cùng sủ vàng không thấy, mà nợ nần chồng chất, phải bán nhà bỏ vào Nam trốn nợ.

Theo anh Nam, xóm 7 có 28 hộ dân, toàn bộ là dân chài Cao Bình. 100% hộ dân ở xóm này đều từng trúng sủ vàng, hầu hết đều trúng vài con vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Thời kỳ đó, cá sủ vàng đã rất đắt, trên dưới 100 triệu đồng/con. Những người có nhà ở xóm này và có thuyền lớn ra biển đánh bắt là những người trúng cá sủ vàng.

Tuy nhiên, tất cả những người từng trúng sủ vàng ở đây đều rơi vào hoàn cảnh cực kỳ bi đát. Nhà nào nợ ít thì 200-300 triệu, nhà nhiều như anh Chiến nợ gần 1 tỉ đồng, ông Nghinh nợ 900 triệu đồng…


Người dân xóm 7, Tam Bảo (Nam Hồng, Tiền Hải), khóa cửa bỏ nhà để... trốn nợ.



Anh Nam dẫn tôi đi dọc xóm 7, anh chỉ vào từng ngôi nhà. Những ngôi nhà xây chắc chắn như của ông Lịch, anh Tâm, anh Đức, Năng, Vương, Bính, Công, Thắng, Tiến, Xá… đều đã khóa cửa từ lâu. Thậm chí, tôi thấy trên nhiều chiếc khóa đã han gỉ. Người dân Nam Hồng giờ gọi cái xóm 7 nằm bên sông Hồng này là “xóm vỡ nợ”.
Từ những người khá giả vì trúng lộc giời, chỉ thời gian sau, họ đã trở thành con nợ. Sợ chủ nợ đến chửi rủa, đe dọa, họ phải xuống thuyền trốn ra biển, có người bỏ nhà trốn vào Nam sinh sống từ mấy năm nay. Chỉ cần vay nợ vài trăm triệu, với lãi suất từ 6 đến 9% một tháng, chẳng mấy chốc mà khoản nợ sẽ thành tiền tỉ, không thể trả nổi.


Nhiều đứa trẻ cũng bỏ trường lớp xuống thuyền theo cha mẹ.



Hóa ra bí mật về loài cá sủ vàng mà cụ Hiền cứ úp mở nói với tôi, đó là, hầu hết cuộc đời những người săn được nó, dù có tiền trăm triệu, tiền tỉ, song cũng đều thất bại.
Cụ Hiền bảo: “Ăn của Hà Bá bao nhiêu, Hà Bá đòi lại bấy nhiêu”. Cụ Hiền lấy ví dụ đặc biệt về ông Quỳnh, là người cực kỳ tiết kiệm, chắc chắn. Khi trúng sủ vàng năm 1996, bán được hơn trăm triệu, ông Quỳnh đã gửi tiết kiệm ở ngân hàng, chỉ tiêu xài tiền lãi. Thế nhưng, từ khi trúng sủ vàng, ông Quỳnh liên tục thất bại, giờ cũng vay nợ tứ tung, không có khả năng trả, nên bỏ nhà trốn đi.

Cả cái xóm 7 của làng Tam Bảo, chỉ duy nhất có cụ Hiền và anh Nam, những người đã trúng sủ vàng, song không vướng vào nợ nần vì đã quyết bán thuyền lên bờ sinh sống, không tiếp tục nuôi mộng săn tìm loài cá mà họ gọi lá “cá thần” nữa.


Ông Nguyễn Văn Tâm đã buồn rười rượi khi nhắn đến khoản nợ mỗi ngày thêm chồng chất.



Nhớ lại lần gặp chàng trai Bùi Văn Thắng ở làng chài Tân Sơn (Thái Thụy) – người đã trúng con sủ vàng nặng 69kg, bán được 1,5 tỉ đồng vào tháng trước. Thắng kể, khi tàu chở con cá quý đến cửa biển, mẹ Thắng đã bắt cậu ở lại ngoài biển mấy tiếng đồng hồ, vì thủ tục cúng bái kéo dài suốt 4 tiếng đồng hồ vẫn chưa hoàn tất.
Ngoài biển, nhóm săn được con cá sủ vàng cũng đốt hương đỏ rực quanh con tàu, rồi rải tiền thật mệnh giá lớn như bươm bướm xuống biển cả. Người đi biển tin rằng, bắt được “cá thần” của Hà Bá sẽ mắc nợ Hà Bá suốt đời.


Bùi Văn Thắng đã rải tiền như bươm bướm ngoài biển cúng Hà Bá khi trúng con cá 1,5 tỉ đồng.



Tôi nghĩ, đó chỉ là quan niệm mê tín của những người đi biển. Có một lôgic dễ lý giải, đó là, khi trúng cá sủ vàng, được nhiều tiền, họ liền đầu tư tàu thuyền cũng như các phương tiện đánh bắt hiện đại, tốn kém để tiếp tục truy lùng loài cá này.

Tuy nhiên, loài sủ vàng đã cạn kiệt đến mức gần như tuyệt chủng hoàn toàn, trong khi các loài cá khác cũng mỗi ngày thêm khan hiếm. Cá ngày một hiếm, xăng dầu ngày một đắt, những chuyến ra khơi thất bại, chính là nguyên nhân biến họ thành con nợ, chứ chẳng phải vì loài cá sủ vàng vô tội kia.

Theo VTC.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét