Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Phật giáo trong thời cuộc

Như thế là Trung Quốc thua một chiêu! Cả thế giới đều thấy rõ: ngọn cờ văn hóa Phật Giáo đã trở về trọn trong tay Ấn Độ, bất kể sau nhiều năm Chính phủ Trung Quốc chiêu dụ các vị cao tăng toàn cầu.

Báo Times of India hôm 4-12-2011 gọi một cách trân trọng thế võ Ấn Độ lấn ép Trung Quốc này là “Return of Buddha” (Đức Phật trở về).

Có nghĩa là từ trước tới giờ, Chính phủ Bắc Kinh bơm đủ thứ tiền, xây chùa, in kinh Phật, tu sửa Thiếu Lâm Tự, đưa võ tăng đi khắp thế giới biểu diễn... làm như Bắc Kinh là trung tâm Phật Giáo thế giới, và cũng để xóa tan thành kiến của những tên “tư bản giãy chết” rằng Trung Quốc chỉ ưa trấn áp tôn giáo, kể cả đạo Phật truyền thống trong khu tam giáo đồng nguyên ở Hoa Lục.

Vây mà, chỉ một thế võ Phật Quyền tung ra, Ấn Độ đã cướp ngay ngọn cờ Phật Giáo từ tay Trung Quốc. Và Việt Nam đã xem đây như một thế liên kết mới về mặt văn hóa, để đứng hẳn bên cạnh Ấn Độ như một nơi hành hương tâm linh, và ra mặt sát cánh bên Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

ĐỤNG ĐỘ TRÊN BIỂN


Mai Thanh Hải
Đi biển với lính Hải quân, ai mới lần đầu cũng lắc đầu quầy quậy, khi thấy phần lớn những tàu được gọi là "tàu chiến đấu" mang số hiệu HQ cũ kỹ, chậm chạp và trang bị đơn sơ đến thảm hại, với vài khẩu pháo phòng không 12ly7, cao hơn nữa là khẩu 14ly5 trùm bạt im ỉm trên mũi và đuôi tàu.

Thế nhưng, đi nhiều mới vỡ lẽ "tưởng vậy nhưng không phải vậy": Những con tàu tưởng như sắp chuyển công tác lên... Gang thép Thái Nguyên ấy, thường xuyên được gia cố, nâng cấp mũi - vỏ rất chắc chắn và ngoài đảm đương nhiệm vụ vận chuyển, trực đả
o - nhà giàn, còn phải làm nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, c

Dĩ nhiên, từ "chiến đấu" dùng trong trường hợp này, giai đoạn vừa qua - hiện nay, chỉ dừng ở việc vây ép, đâm va hoặc chắn đường, không cho chúng xâm phạm hải phận, bắt nạt những tàu dân sự khác...

Còn nếu xảy ra chiến đấu thực sự, những "bô lão" này khó có thể chống chọi với tên lửa, pháo hạm, ngư lôi của tàu địch, mà phải cần đến những "thanh niên mới lớn" Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ...

Đấy là giả dụ thế thôi, chứ hiện tại thì những chuyện đâm va, vây ép giữa ta và địch, xảy ra như cơm bữa và chúng, hình như cũng... xót của, thấy ta hùng hục lao vào, phi bình bịch vào thân tàu cảnh quất trắng muốt, vỏ sắt nhẹ hều, lên chỉ vài cú đâm, là chán hẳn, chạy mất dép. Thế mới thấy "thô sơ thắng hiện đại" là thế nào.
Anh em Hải quân công tác trên những tàu "bô lão" này đã quá quen thuộc với những chiến thuật vây ép. Đơn cử như húc tàu. Chiến thuật này được dùng khi tàu đối phương lớn hơn tàu mình, vị trí húc thì thường ở 1/3 thân tàu về phía mũi, nếu muốn ép tàu đối phương chuyển hướng.

Biện pháp đâm ngang thân là cách húc quyết liệt nhất, ít dùng.

Một chiến thuật khác là chèn mạn và chỉ áp dụng khi công suất máy tàu ta mạnh hơn, phải biết chọn góc tiếp cận để ép tàu đối phương bẻ lái theo hướng ta muốn. Nếu dùng biên đội tàu thì thường là ép cả lái và mũi.

Đặc biệt, trên các tàu thường xuyên đâm, húc thì ở các vị trí phải làm việc trên mặt boong, đều có dây an toàn, đệm vải bạt để chiến sĩ đeo, tránh rơi xuống biển, hoặc bị ngã ra khỏi vị trí công tác quá xa...
Nghe chuyện và chứng kiến cùng anh em Hải quân, mới thấm thía: Việc bảo vệ chủ quyền trên biển, có những chuyện không thể ngờ được, ngặt 1 nỗi cả ta và đối phương đều tiết chế, không làm rùm beng.
Thế nhưng, có điều phải khẳng định là những hình ảnh, video clip mà cư dân mạng mới được chứng kiến vừa rồi, không phải là cái gọi là "sắp xếp, dàn dựng, diễn trò" như nhiều người lầm tưởng. Đừng nói vậy mà anh em bộ đội Hải quân làm nhiệm vụ trên các tàu "bô lão" buồn, tủi.

Chả ở đâu vất vả, khó khăn, thiếu thốn như sống trên những con tàu ấy.

Chả ở đâu, những người lính lại dũng cảm, can trường và chấp nhận hy sinh, như sống - làm nhiệm vụ trên những con tàu ấy. Đụng độ trên biển, không hẳn là nổ súng bắn nhau, mà còn là những biện pháp - chiến thuật mềm dẻo, cương quyết nhưng cũng rất gan góc, nguy hiểm để ngăn chặn đối phương có sức mạnh quân sự hiện đại, đủ đầy hơn ta nhiều lần.

Và từ đó mới càng thấm thía lời dạy của Ông Cụ từ những năm xa tít tắp: "Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Nếu không có súng - gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc...".

Đầu tuần, mình kể lại 1 cuộc đụng độ trên biển Đông giữa tàu của Hải quân ta và tàu Ngư chính của Trung Quốc. Hình ảnh do phía Trung Quốc ghi lại, từ trên tàu và trực thăng, của chính họ.

Cuộc đụng độ này, diễn ra tại tọa độ XYZ nào đấy. Tại thời điểm ABC nào đấy, mà bạn nào thắc mắc, hỏi hộ mình với. Đơn giản là mình chả biết tiếng Tàu, lại chả có vinh dự công tác trên những con tàu tuy "bô lão", nhưng rất can trường, dũng cảm ấy và dĩ nhiên, mình cũng rất... tò mò muốn biết: Sự thể ra răng?. Hi! Hi!..
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tàu ta (Đông Nam 29, Quân chủng Hải quân) chắn trước mũi, không cho tàu Khựa xâm phạm sâu vào lãnh hải
Tàu ta (nâu sẫm) tuy 1 nhưng dũng cảm chọi với 2 thằng tàu Khựa (màu trắng)

Kề mạn nhau kình kịch
Mấy anh em mình tuy "bô lão" cũ kỹ, nhưng cùng dàn hàng phi tàu Khựa (màu trắng), khiến chúng chả đi đâu được
Làm 1 phát, trượt qua đuôi
Chắn ngay trước mũi, khiến Khựa không nhúc nhích nổi (hình do trực thăng Khựa ghi lại, từ trên cao)
2 "bô lão" cùng ép lòi rom tàu Khựa
Biên đội ta, cùng dàn quân chặn Khựa.

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Phức tạp quá!!!



Huỳnh Ngọc Chênh

Khi anh lên đứng đầu đất nước thì tôi mới nhớ ra anh đã từng đứng đầu Quốc Hội. Lỗi nầy do tôi vì tôi rất ít để ý đến vị trí ấy trong hệ thống nhà nước mà cái gì đảng mình cũng quyết. Ở vị trí chủ tịch Quốc Hội dường như tôi chỉ nhớ đến hai người, đó là bác Trường Chinh và anh Nông. Bác Trường Chinh quá lớn nên không ai không biết. Còn anh Nông hồi phụ trách QH thì tôi có một kỷ niệm vui (thôi để kể sau) nên vẫn nhớ.

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Thoát Trung luận

Đọc được bài hay quá. Tác giả như nói lên suy nghĩ của mình, đành copy vào đây làm 'tư liệu nghiên cứu" he he he. Bài của Giáp Văn Dương treo ở nhà bác Ba Sàm, Bác Ba lấy từ chính gốc bờ lốc chính chủ...(giapvan.net)

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

D300 Bali

Vợ chuẩn bị 1 chuyến đi xa, cho cả nhà. Chẳng phải lần đầu cầm máy,nhưng cảm giác cũng hồi hộp và lo lắng ảnh không đẹp như ngày xưa hồi còn bé tí vác cái máy ảnh của bố đi học chụp ảnh với bọn chíp hôi.. đây là vài cái được nhất, còn lại cũng không thật xuất sắc lắm . https://picasaweb.google.com/111539327274353922392/D300?authkey=Gv1sRgCM7MnNaNhuu_tAE

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Phải bóp cam thôi, dừa cũng bóp nếu phải thế

Tìm được bài viết từ blog của bác Trương Duy Nhất, thấy lòng cũng sôi sục, cũng đứng ngồi không yên như là triệu chứng của bệnh viêm đại tràng... Không được văn hay chữ tốt nên đành mượn ý của các bác làm ý mình...

Mấy ngày hôm nay tôi ngồi đâu cũng không yên và nhiều bè bạn tôi cũng không thể ngồi yên.

Vì sao vậy?
Lúc này, mỗi người Việt Nam đều phải tự xác định lại chính mình xem mình có còn là người Việt nữa không?
Chiều nay, anh em gọi tới tấp bảo rằng cả nhóm ai cũng đã "bóp nát quả cam"
Tôi sẵn sàng bóp cả quả dừa khi thấy lòng mình không chịu nổi.
Nên chăng có một phong trào tòan dân bóp cam và bóp cam xong lấy nước cam pha ra cho con cháu mình uống. Uống nước nhớ nguồn và có nhiều vitamin A, vitamine C để dòng giống Tiên Rồng ngàn năm vững bền.
VTV2 mời tôi làm chương trình văn hóa. Tôi sẽ đề nghị tổ chức thi bóp cam để nhớ lại truyền thống cha ông từ đời Trần và cũng là giáo dục về dinh dưỡng....
Trích bài viết của Vũ Thế Long đăng trên blog của Trương Duy Nhất . Ngày 2, tháng 6, 2011

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

D300 và Lan ra hoa


Đây là 1 trong 2 cây Lan hồ điệp mua cách 2 năm. Cuối cùng , nó cũng sống và ra hoa trong vườn của mình!!! thích thật. Ảnh chụp bằng Nikon D300, ống 35mm f 1.8 DX, lúc 8h sáng, ánh mặt trời hắt trực tiếp...
Posted by Picasa

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Chùa Phật Tích- đẹp cực

Được ngày nghỉ, quay lại chùa đúng như mong ước từ lần đầu đến chùa.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Chùa Thiên Mụ- đẹp cực

Được dịp vào Huế, lần đầu tiên, rất háo hức. Huế đẹp, và chùa Thiên Mụ rất đẹp, và khác nhiều so với các chùa chiền ngoài Bắc.Quy mô rộng rãi, hoành tráng hơn rất nhiều, có lẽ do các vu
a xây dựng , trùng tu liên tục từ năm 1601. Chùa được chúa Nguyễn Hoàng xây dựng, lần trùng tu gần đây nhất là vào năm 2007...Tam quan đẹp với những cây tùng la hán, thông.. Các văn bia do các đời vua chúa dựng, ghi công...
Sau tam quan

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Chỗ của vua...



Tiếc thật, không có máy ảnh,

Ước gì...


Sau khi suy nghĩ về tai nạn vừa qua, có thể rút ra nguyên nhân của nó là thế này...

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300 kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5 m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.


Cá da trơn
Với chiều dài lên tới 3,2 m và khối lượng lên tới 300 kg, cá tra dầu là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, chúng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong số các loài cá của sông Mekong. Ảnh: lugaluda.com.
Cá da trơn
Cá tra dầu sống ở hạ lưu sông Mekong thuộc địa phận Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Số lượng chúng giảm mạnh trong những năm gần đây bởi tình trạng đánh bắt quá mức, sự xuất hiện của các đập thủy điện và sự phá hủy môi trường sống. Ảnh: National Geographic.
Cá đuối nước ngọt
Là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, cơ thể cá đuối sông Mekong có thể đạt tới chiều dài 5 m và nặng tới 30 kg. Tuy nhiên, hiện nay không ai biết còn bao nhiêu con cá đuối nước ngọt sống trong sông Mekong và liệu chúng có thể sống ở biển như các đuối nước mặn hay không. Ảnh: AP.
Giới khoa học chỉ
Giới khoa học chỉ biết chắc một điều: Số lượng cá đuối nước ngọt sông Mekong đang giảm rất nhanh trong vài thập kỷ qua do môi trường sống của chúng suy thoái. Ảnh: National Geographic.
Cá chép khổng lồ sông Mekong là loài cá chép lớn nhất thế giới
Cá chép khổng lồ sông Mekong là một trong những loài cá chép lớn nhất thế giới. Chiều dài thân và khối lượng tối đa của chúng có thể đạt 2,4 m và 250 kg. Ảnh: hubpages.com.
Chép Thái khổng lồ (còn gọi là chép Xiêm, chép đen)
Chép Thái khổng lồ (còn gọi là chép Xiêm, chép đen) cũng là một loài cá chép có kích thước lớn của sông Mekong. Đa số chúng có chiều dài trên 1,5 m và khối lượng hơn 45 kg. Chiều dài và khối lượng của những con to nhất có thể lên tới 3 m và 300 kg. Thịt cá chép Thái rất ngon và đó là nguyên nhân khiến số lượng của chúng giảm mạnh bởi tình trạng đánh bắt quá mức. Ảnh: National Geographic.
Tại Việt Nam, cá chép Thái được gọi là cá hô. Ngoài ra chúng còn được mệnh danh là "cá vua" của sông nước miền Tây. Ảnh: answers.com.
Cá vồ cờ (người Thái Lan gọi là cá Pla Thepa)
Cá vồ cờ (người Thái Lan gọi là cá Pla Thepa) có thể đạt tới khối lượng 200 kg, còn chiều dài thân cực đại của chúng là 3 m. Ảnh: waterwolves.com.
Một con cá vồ cờ trong sông Mekong. Ảnh: aquatic-photography.com.

Việt Linh- vnexpress

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Thế là "mụ" không đỡ nữa


Một ngày bình thường. Ngủ dạy, đưa con đi học. Liếc thấy con gái lớn không ngồi cạnh bố như thường lệ là đoán ngay chị chàng có gì dấu mình rồi. Chị ấy muốn mang thạch mẹ làm đến lớp mời các bạn, nhưng không dám nói với bố, sợ bố không cho...hơi bực mình 1 tí.!
Đến cơ quan, lại 1 bát mỳ ăn liền rá "vô địch rẻ" mà lại của Hàn Quốc hẳn hoi, mua tại siêu thị nhà quê...

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

Hi Hi Hi Hi Hi Hi Hi.... báo với chẳng "Chí"


"Cậu nhỏ" của nước nào ngắn nhất thế giới?
Cập nhật lúc 24/03/2011 05:00:00 PM (GMT+7)
Theo khảo sát của Targetmap về kích cỡ “cậu nhỏ” của đàn ông trên toàn thế giới, đàn ông châu Phi là những người có “của quý” lớn nhất thế giới, trong khi đó cánh mày râu châu Á lại có kích thước “cậu nhỏ” hơi hạn chế.

Điển hình tại Conggo, kích thước "cậu nhỏ" của đàn ông tại quốc gia này lên tới 17,93cm. Một số nước khác thuộc châu Phi cũng có kích thước cậu nhỏ siêu “khủng” như Cameroon là 16,67cm, Zambia 15,78 cm, Angola 15,73 cm…


Bản đồ khảo sát về kích thước “bộ phận nhạy cảm” của đàn ông toàn thế giới

Trong khi đó tại Châu Á, khu vực đông dân nhất thế giới lại rất hiếm có quốc gia nào có kích cỡ “cậu nhỏ” vượt quá 13cm. Đàn ông Hàn Quốc có kích cỡ “bộ phận nhạy cảm” nhỏ nhất thế giới với chiều dài 9,66cm. Số đo này của người Trung Quốc là 10,89cm, của Ấn Độ là 10,24cm, Nhật Bản là 10,92cm, Thái Lan là 10,16cm và Việt Nam là 11,47cm.

Ở khu vực Mỹ La tinh, đứng đầu là đàn ông Ecudo với kích cỡ dương vật 17,59cm, tiếp đó là Colombia với chiều dài 17,03cm, Argentina là 14,59cm, còn Chile gần nhỏ nhất khu vực với độ dài 14,88cm.


Đàn ông Châu Phi có kích thước “cậu nhỏ” lớn nhất thế giới

Đàn ông Mỹ có kích cỡ "của quý" trung bình 12,9cm, Canada là 13,92cm, Mexico và Brazil lần lượt là 15,68cm và 13,78cm.

Đàn ông xứ xở bò tót – Tây Ban Nha xếp thứ 74 thế giới về độ lớn của “cậu nhỏ” với kích thước trung bình là 13,85cm. Trong khi đó đàn ông Pháp có kích thước lên tới 16,1cm và Anh là 13,97cm

Phương Anh (Theo Targetmap)
Thảo nào mà đàn ông Pháp có tiếng là Galant... chắc là để thỏa mãn cái hơn 16cm của mình, và không cần phải đá bóng tròn giỏi như TBN và Anh (vì đá bóng méo hay rùi...)
Dân da đen quả là danh bất hư truyền nhỉ...
Sau bài này, chị em các nước Nhật, Hàn, Thái sẽ đổ sang Việt nam kiếm chồng, chắc sẽ có nhiều vấn để với các chú rể Việt đây, ai nhanh chân lập ra tổ chức bảo vệ các chú rể Việt đi nhé...
Hihihihihhihihihhiii....

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

Sau 21 năm cưới nhau, đột nhiên vợ tôi muốn tôi đưa một người phụ nữ khác đi ăn tối và xem phim! Cô ấy trìu mến nói: "Em yêu anh, nhưng em biết người phụ nữ này cũng rất yêu anh và mong muốn có thời gian ở bên anh".

Người phụ nữ mà vợ tôi nói đến chính là mẹ tôi, người đã goá bụa suốt 19 năm qua. Còn tôi, vì công việc bận rộn lại thêm ba đứa con nhỏ, nên thỉnh thoảng mới ghé qua thăm bà. Tối hôm đó, tôi nhấc điện thoại, gọi cho mẹ và nói rằng tôi muốn mời bà đi ăn tối và sau đó là đi xem phim.

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

Vui 1 tí

NHỮNG ĐOẠN VĂN PHONG PHÚ ĐẾN NGẨN NGƠ !
Dưới đây, được trích từ những bài văn có thật, và được đăng trên Phụ san Làng cười, Xuân Tân Mão 2011
Đề: Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện “ Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng thưởng thức rất nhiều loại lòng như lòng lợn, lòng gà, lòng vịt, . . . chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng mẹ.
Đề: Tả đường đến trường
Con đường từ nhà đến trường em dài 2 mét. Ra khỏi ngõ, em rẽ phải đi qua quán bà Xuân, rồi rẽ trái đến quán ông Vịnh là rẽ trái tiếp, đi thẳng là tới.
Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất
Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.
Đề: Tả chú thương binh:
“Gần nhà em có một chú thương binh, chú bị cụt đầu, sáng nào chú cũng đi qua nhà em ăn sáng . . . ”

Mùa xuân đầu tiên- Văn Cao

Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…

Đến bây giờ thì “Mùa xuân đầu tiên” đã trở thành một trong những ca khúc hay nhất, phổ biến rộng rãi nhất, được yêu thích nhất trong di sản âm nhạc đồ sộ của Văn Cao, sánh ngang với những tuyệt phẩm bất hủ “Bến xuân”, “Thiên thai”, “Trương Chi”, “Buồn tàn thu”, “Bắc Sơn”, “Tiến quân ca”, “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, “Trường ca sông Lô”, “Làng tôi”, “Ngày mùa”, “Tiến về Hà Nội”…