Trên thực tế, chúng tôi đã làm thủ tục từ sáng sớm do có người quen ở ngay trước cửa tram kiểm lâm ở Sapa(bố mẹ vợ của Hùng- khủng long còi): mua vé vào rừng, thuê người dân tộc: cứ 2 khách du lịch phải có 1 người gùi đồ dùng (ở đó gọi là porter). Chúng tôi phải chở họ từ Sapa lên trạm Tôn, quãng đường vài km từ độ cao 165om tới 1940m . Cứ tìm mãi tấm biển trạm Tôn, lò Tôn gì đó nhưng chẳng thấy, chỉ thấy cái này:
Nhóm truởng nhóm porter là: Má A Chà, 26 tuổi, ở Cát cát. Nhanh nhẹn, chiều khách, ít nói.
Thà A Phình 19 tuổi, đã có vợ con rồi, cũng ở Cát cát, rất thích đánh tiến lên với các anh, thích uống rượu, cười rất tươi và cũng rất hiền lành. Buổi trưa dừng chân đầu tiên, quan sát ánh mắt của Phình nhìn cái can rượu : nó âu yếm, thèm muốn, dịu dàng như nhìn người yêu ấy. Mình phải giả vờ ra lệnh, ko bàn bạc gì về rượu cả, để tối hãy hay thì cu tí mới luyến tiếc nhét cái can rượu xuống đáy gùi. Mình hay trêu nó, không được nói tiếng Tây nhé khi các cu tí nói chuyện, bình luận với nhau = tiếng Mông. Cu tí Phình măc áo phông cờ đỏ sao vàng nên bị mình trêu là Tây...!
Tối đó, ở độ cao 2800m, trong căn lều = thép và tôn lá, chúng tôi 6 và 3 em Mông ngồi nhậu nhẹt. Thịt gà rang ngon nhưng hơi ít, thịt lợn cũng rang rất ngon. rượu rất ngon, uống ngọt lịm...bát canh bắp cải ngọt ơi là ngọt... Rượu ngọt, thịt ngon, nói to, uống cạn... với 8 tiếng xuyên rừng leo núi đã qua, giấc ngủ đến mới nhanh và nhẹ nhàng làm sao...Sáng sớm dậy, cu Chà lượn qua khen, rượu của các anh ngon quá...uống thích... Cũng học được mấy từ Mông: cảm ơn=ô chầu, cẩu chấy= say rượu, pổ páy= tẩn (hì hì, đúng từ chúng nó nói thế, mình phải ghi vào cái BBerry mới nhớ được)...
Đêm đó mưa to lắm, sấm chớp đùng đùng, lo lắm, sợ không lên được "đỉnh", anh em hỏi, mình trả lời: chết tôi cũng đi....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét