Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

Dejeuner chez Devred

Chủ nhật, được mời đến ăn ở nhà ông bà Philipe và Jacqueline Devred. Ông là giáo sư về chẩn đoán hình ảnh, đã từng phụ trách vấn đề FFI Việt nam tại Pháp, do vậy 2 ông bà có thời gian ở Vietnam khá dài. Biết hết các ngóc ngách (nhưng cũng phải còn lâu mới đạt đến trình độ Alain và Bertrans- hát karaoke và chửi nhau với hàng tôm hàng cá , mặc cả xe ôm...). Vợ chồng giáo sư đã từng thuê xe máy, đi lên Sapa, vòng qua Lai châu, Điện biên Phủ (hơn mình nhiều!!!) thật dũng cảm. Khi về nước 2 ông bà mang theo nửa công te nơ đồ Việt nam: chum vại, thùng, tranh ảnh, tủ bày... tượng Phật , tượng Chúa rất đẹp và tất nhiên, rất nhiều kỷ niệm và bạn bè nữa. Mình chỉ quen biết sơ sơ, nhưng được nhờ chuyển quà- thực chất là bạn bè cho 1 cơ hội làm quen với ông bà, có gì khó khăn thì cũng có chỗ để hỏi (hy vọng là thế). Hiện tại ông đang chủ nhiệm khoa CĐHA ở Đại học Y , BV Timon, Marseille.
Hôm trước, do có trục trặc về ĐT nên không liên lạc được, vả lại mình cũng bận bịu thăm thú Marseille , ông bà ấy mời ăn tối , mình nhận lời nhưng khi được nhắn tin (quấy thế, bà này nghĩ là mình không nói được ĐT nên toàn nhắn tin) là ăn tối 20h. Mình từ chối với lý do là muộn, hết Metro, và hẹn ông bà ra cafe để đưa quà (tất nhiên cũng bằng tin nhắn). Nếu sau cuộc nói chuyện ở cafe, họ ko thích mình thì thôi, cũng không còn lý do gì để gặp nữa, nếu họ vẫn khăng khăng mời, lúc đó ta mới nhận lời chứ, khe lkhe. Và cuối cùng, dinner vào tối thứ 5 trước, 19h30 cho sớm... hợp với người VN hihi. Ngay tối hôm đó, bà ấy lại mời chủ nhật đến ăn tiếp. Hôm nay , sau khi ăn xong lại mời tối thứ tư tuần sau nữa. Cũng phải nhấn mạnh rằng, ông ấy là GS, thường thì các GS bận lắm cơ. Bà Jacqueline trước là giáo viên dạy toán. Tuần sau nữa bà ấy sẽ mổ chân, do 2 ngón chân quặp vào, đi lại đau (chắc do đi giày cao gót nhiều).

2 vợ chồng giáo sư Devred, Philipe và Jacqueline
Tham dự "buổi đón đoàn" còn có 3 vợ chồng con cái của GS. Francois và vợ là người Mỹ, tên là gì gì ấy, chẳng nhớ. Thằng con vào laọi xuất sắc, học truờng HCQG chỉ đào tạo tầm cỡ từ directeur trở lên, cũng đang là prof gì gì đó, con vợ cũng là nghiên cứu viên biologie tóm lại là không rõ. Thằng cu tí 1 tháng rưỡi mà chúng nó cứ bế thẳng cổ, chẳng sợ gì. Mình có lòng tốt nhắc nhở, bọn chúng đồng thanh, không sao đâu...
Trẻ con Tây chắc cũng khoẻ hơn trẻ con Ta nhì???!!!
Mua 1 chậu hoa đến biếu (đàng hoàng chứ, VN mà, mọi rừng đâu?)
Hoa này tên là cyclamen , 1 chậu trên mạng là 38eu. mình mua ở của hàng 15eu đẹp đấy chứ. Tra toét mắt mới được cái tên, ra cửa hàng chỉ cười nhoẻn 1 cái, ấp a, ấp úng là Tây nó ghi cho cả trang giấy ấy mà.!
Hôm nay, bà ấy mời mình xơi món hàu: Huitre. Và thực sự ngạc nhiên. Lại học được 1 chiêu nữa. 1 mâm hàu rất to, có khoảng 7 laọi gì đó, tên cực loằng ngoằng khó nhớ. Ông bà ấy bảo VN chỉ có 1 laọi, nhưng to hơn P nhiều. Bọn tao thích ăn kiểu này, nhiều loại. Ông ấy phân tích: nếu ăn chỉ 1 laọi, sẽ ko biết được sự khác nhau, hàu chỉ là hàu, loại nào cũng như nhau hết. nếu ăn như này, sẽ cảm nhận được sự khác nhau của từng laọi, và đó là nghệ thuật ăn uống.

7 cái biển tên khác nhau cho 7 loại hàu khác nhau



trông thế này mà là 5 loại Huitres khác nhau.











Bữa ăn trưa được bày biện ở ngoài vườn. Mùa này không phải lý tưởng cho những bữa ăn open air, nhưng cũng có tí nắng, theo đúng tinh thần của Marseille (il y a du nana, il y a du soleil...). Vường của Gs trông rất bừa bộn, mặc dù Gs nói là rất thích làm vườn, mỗi lần làm vườn là đầu óc không nghĩ đến gì khác, thảnh thơi... Gs đốt lá, khói bay lung tung, khi được hỏi thì bảo là không sao đâu??? thế mà mình tưởng là khói bay sang nhà hàng xóm nó kiện chết? Trong vườn có hoa giấy VN? , hoa géranium, lili... hoa hồng (cắt 2 bông cắm trong nhà, chọn lúc thích hợp để khoe- hoa ở vườn nhà tao đấy!!!).
Đứa con dâu người Mỹ kêu lạnh, toàn đoàn lại dọn vào nhà. Lúc nãy thì uống 1 chai Bourgogne 05. Vào nhà thì uống 1 chai Haut Medoc 1986- Oách. Phải để hả 1 lúc thì rượa mới thơm và ngon, tuy nhẹ. Có điều, màu rượu thì không đẹp, trông giống mấy chai rượu đểu ở nhà. Gs bảo phải chú ý màu, rượu càng cũ , màu càng ngả sang màu hơi cam, màu rubi là rượu mới...? vị rượu nếu uống ngay cũng gây cảm giác uống phải chai rởm(tất nhiên ko phải thế rồi). Gs cũng giới thiệu về thân thế rượu của mình. Trước kia cũng không biết gì, nhưng nhờ bố vợ, trước là người thu mua , bán rượu (tóm lại là buôn) rất giỏi nên dần dần cũng trở thành sành. Phải nói thêm ở đây là những người buôn rượu vang ở Pháp là những người giỏi, không bị coi thường như ở xứ mình. Họ thường phải giàu có, phải có học, có giáo dục đàng hoàng, quan hệ rộng, hiểu biết nhiều... Ví dụ, Gs nhắc đến cửa hàng Nicolas với thái độ rất trân trọng, ông nói đó là 1 trong những người bán rượu vang giỏi, biết rượu...Sau đây là chai Haut Medoc 1986. Giáo sư mở chai đầu tiên, nút chai bị mục, bèn để chai trên bàn bên cạnh, lấy chai khác, cũng mác nhãn... nút chai mình ngửi có mùi mốc ...(hì hì, cũng đua đòi!)

Muốn uống hết lắm, nhưng ông ấy không rót hết, thế mới tức...
Đi bộ về nhà, chat chit, nghỉ ngơi, chuẩn bị cho 1 ngày mới- cuộc chiến đấu với "thực dân Pháp".
Nhớ lại, trừ năm 2007 mình không được mời-dù Gsư Bomm hồi đó đã nói sẽ mời (có thể do ông ấy bận, cưới con gái thứ 2, vợ lại phải mổ cái gì ấy). Vậy là mình đã ăn nhậu ở nhà các Gs Descottes; Pillegand; Colombeau. Mỗi người để lại ấn tượng khác nhau, nhưng đều rất thú vị, khó quên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét