Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

To my daughter

Mấy hôm trước, nhân dọn dẹp máy tính, tìm thấy bài hát "To my daughter" của Charles Aznavour. Đây là một trong nghững ca sỹ yêu thích nhất của mình. Ông hát rất tình cảm, mắt lúc nào cũng hơi buồn buồn, ướt ướt (trông hơi hèn!!! hi hi). Bài hát của ông thường là một câu chuyện, một lời tâm sự có đầu có cuống hẳn hoi. Trong mênh mông các bài hát Pháp, những người hát thể loại này thường là trung niên, hoặc già rồi. Những bài hát được gọi là: Nostalgie... có hẳn 1 kênh FM riêng cho thể loại này, cũng như cổ điển, Jazz...Charles là đại diện xuất sắc của loại nhạc kiểu Nostalgie, buồn buồn, tự sự, kể chuyện tỉ tê, giọng Pháp cổ, rõ ràng, với âm "r"rất rung...Ông được sinh năm 1924, ở Paris, nhưng gốc Armenia. Ông có thể nói và hát được 9 thứ tiếng khác nhau, đóng nhiều phim và viết nhiều bài hát. Ông là bạn của cựu tổng thống Pháp J.Chirac, là đại sứ Armenie tại Thụy sỹ... được dựng tượng ở quê nhà- Armenie... (nguồn wikipedia).

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

Buồn cười thật , vợ ơi



Mấy hôm trước, tối buồn quá, tinh thần xuống thấp ghê gớm. Uống vài ly rượu vang. Mùa Beaujolais mới đã đến . Beaujolais năm nay ngon thật, thơm ơi là thơm. (thấy ông bạn bán quán bảo bọn Tây cũng nhận xét như vậy!!).

Mẹ



Đêm qua nằm mơ thấy mẹ. Sau đó tỉnh hẳn, không ngủ lại được nữa. Với cảm giác êm đềm ngọt ngào mình sắp xếp trong đầu câu chuyện giấc mơ và cương quyết viết thành bài.

Lịch sử cầu Long Biên

Trong ký ức của tôi, cầu Long Biên gắn với những khổ ải mà ông nội tôi, bố tôi đã vượt qua những lần đi Tây, những lần vào "miền nam". Những lần tắc cầu khủng khiếp, in hằn vào tâm trí người lớn. Còn tôi, trẻ con bé tí ở thời điểm đấy, chỉ thấy thích thú mỗi khi được đưa ông, bà, bố đi ô tô qua cầu...Để bay đi Sài gòn, để bay đi Pháp, chỉ có 1 cách là qua cầu, đến sân bay GL. Sự kinh hoàng của thế hệ đó với thế giới bên kia cầu thể hiện rõ khi tôi nói với mọi người trong gia đình rằng, tôi sẽ mua căn hộ bên kia cầu, bên Gia Lâm, bên Je ru gia lâm-  như bọn trẻ chúng tôi vẫn hay nói đùa."Mọi ngả đường đều dẫn về Dê ru Gia lâm".

Không còn hút thuốc nữa

 
Khía cạnh tích cực nhất, làm mình sung sướng nhất của lần đi Tây này nằm ở chỗ: hoàn toàn bỏ thuốc. Có thể nói vậy,  tuy thỉnh thoảng 1-2 lần vì vui vẻ, mà rít 1-2 hơi (Xin Chúa tha tội!!!). Không thấy ngon lành gì, không thấy phê gì, ngược lại , lòng tràn đầy lo lắng, không biết sáng mai tỉnh dậy, mình có ho không, không biết trong đêm mình có bị nghẹt thở đến tỉnh ngủ không?. Lần đi Marseille này, đồng chí vợ đã chuẩn bị cho rất nhiều thuốc, may thay, không phải dùng đến 1 lần nào những thuốc xịt mũi, thuốc kháng histamin, thuốc bôi. Chẳng bù cho lần đi Clermont 07- địa ngục, mình liên tục phải vào văn phòng xin thuốc , mũi dãi chảy liên tục, lở loét lung tung- đau và rát. Cũng phải thú nhận rằng:hồi ở Cler, mình cũng vẫn còn hút tuy có ít đi 1 chút.

Sướng !!! nhìn cảnh này chắc vợ mình ủng hộ bỏ thuốc lắm, mát lòng mát dạ lắm, hihi .
Cũng có người nói hút thuốc hại phổi lắm, Nhìn quả này thì biết. Chẳng biết phổi bị hại ở đâu chứ, chỉ nghi ngờ rằng sẽ "đứt" vì kiệt sức trước ấy chứ. Thôi, em chã... em bỏ thuốc em về với vợ em thôi. (hehe... vợ mát lòng mát dạ chưa)
 Từ ngày sang đây, 2 lỗ mũi mình như tìm thấy thiên đường. Lúc nào cũng thông thoáng, khô sạch. chỉ có mấy cái lông ngứa di tích của thời kỳ đại hồng thủy (hừ, láo, nhổ hết cho đỡ gây hậu họa...). Có lẽ vì khí hậu biển, thêm vào đó là môi trường ít bụi, thêm nữa vào là không phải hít cái mùi Cidex nữa chăng?
Quan trọng nhất là:

Marseille muôn năm.

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009

3 lần đi Tây- tiếp.


Lần 3: Marseille, cũng 3h tàu nhanh từ Paris. Ấn tượng đầu tiên là metro xấu , bẩn , và nhỏ. Khu trung tâm thành phố bẩn thỉu, Quá nhiều Rệp, có lúc không thấy người da trắng nào. Giao thông lung tung , như VN( tất nhiên là hơn nhiều, chỉ là tồi nhất trong nước Pháp thôi ), có phần giống Roma. Mình lấy vài quyển hướng dẫn du lịch, lần lượt đi thăm quan các điểm nổi tiếng...

3 lần đi Tây

Sáng nay tỉnh dậy, nằm ườn trên giường. Ngoài cửa sổ nắng rực rỡ, và trời xanh ngắt không 1 gợn mây. Theo dự báo thời tiết ở ti vi, chiều nay sẽ có mây, và nhiệt độ trung bình 13 độ. Tự nhiên mình có ý nghĩ viết 1 vài so sánh 3 lần "bố nó đi Tây" của mình. Đáng nhẽ ra phải khi về đến HN mới viết, nhưng lại sợ về đến nhà thì sẽ không có thời gian...
Xuất phát điểm: lần đầu tiên, tất cả sự háo hức , hồi hộp, tò mò, lo lắng trong đầu. Chưa bao giờ xa nhà lâu như thế. Lần thứ hai: hồi hộp, ko biết nước Pháp thay đổi ra sao sau 7 năm. Lần thứ 3: dửng dưng, không muốn đi tý nào, sau đó chuyển sang trạng thái: đi cũng được, ko đi được cũng ko sao. Khi vào sứ Pháp làm visa, cái thằng ở phòng Visa còn vặn vẹo, mình phớt tỉnh: đây là phòng hợp tác bảo tôi thế, tôi ko biết, ông muốn thế nào tùy ông... hehe. Cuối cùng mọi sự cũng trôi chảy.

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Gà trống.


Savez-vous pourquoi le coq est l'emblème national sur le maillot de l'équipe de France de football? Parce que c'est le seul animal qui chante même quand il a les pieds dans la merde.
  Tại sao con gà trống lại được coi là biểu tượng của nước Pháp: nó là con vật duy nhất vẫn hát ngay cả khi 2 chân dầm trong cứt, trong khó khăn, nguy hiểm???. A ha, lần đầu tiên nghe thấy ý này. cũng vui và có lý. Mình cho rằng Pháp là dân tộc thích hát và hay hát nhất ? không biết có đúng thế không? Thời gian ở đây mình thấy rất nhiều chương trình truyền hình, nhiều câu lạc bộ hát hò (Corine và Ghis ấy), và chứng kiến nhiều người Pháp với "gout" âm nhạc của họ. Michel Sardou - ca sỹ ưa thích - có bài hát: en chantent, làm gì cũng hát, kể cả làm t...hihiTiếc là không được chứng kiến Mỹ thế nào, Anh ra sao, Đức nữa....!!!
Câu này trích trên báo Pháp, đả kích chiến dịch chống lại Henry. Cái tay của cầu thủ này đã chia nước Pháp làm 2( do bàn thắng từ cái tay của anh ta đưa nước Pháp đến Nam Phi năm sau 2010).
Ce n'est pas la rigouette qui tourne, mais le vent
Không phải tại cái chong chóng nó quay, mà tại gió. Có lẽ cũng gần giống câu của VN: " tháo dạ đổ vạ cho cứt" câu của ta hay hơn. Có lẽ , vấn đề ăn uống ở ta quan trọng và thường ngày hơn , còn ở Pháp là trang trí, hát hò...???

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

"Chúng tôi đi trên dây, nhưng không có cây thăng bằng"

Vật lộn với một đống phím và cái màn hình để tìm bài viết về bố đăng trên báo Lao động.

Ngài...SOS

Bài này có cái đề hơi...ấy! nhưng cứ lấy làm tư liệu vậy. Cẩn thận không bố lại bị quy thành phần "tư sản" đấy, hihi. Nhưng dù sao thì bố cũng là nguyên đảng ủy bệnh viện VD còn gì, chẳng nhẽ các bác điều tra lý lịch nhầm...? Hihi, "ngài" bố cũng có bài báo này....
Còn bài trên báo lao động nữa cơ, chưa tìm được

Nhớ ông 2- Đại thụ ngành nhi

Ngồi viết về ông, cứ lan man từ chuyện này sang chuyện khác. Có chuyện người khác viết, xem chừng có vẻ nghề hơn, thôi thì cứ copy sang đây cho chắc chắn, nhỡ mấy hôm nữa các bác ấy giải tán thì chán chết.
Mình không thích cái ảnh trong bài. Trông tội quá.

Rùng cả mình, rùng cả mình

1. Cảm động thật nhưng hơi sợ: Câu chuyện kể về người đàn ông vợ chết khi đang đi làm ăn xa, về nhà ,sau 20 tháng ngủ ở ngoài mộ  vợ,mêt mỏi quá ông bèn đào mộ vợ lấy xương, bỏ vào tượng vợ=thạch cao mà tự ông làm. Mặc quần áo cho bức tượng với xương cốt ở trong, ông để lên giường và nằm ngủ cạnh, đến nay đã 7 năm.

Gặp người ôm xác vợ ngủ gần 7 năm nay
 Một mình tui giữa khuya âm thầm đào mộ vợ lên, bốc toàn bộ hài cốt đem về bỏ vô bức tượng. Sau đó tui bận quần áo và để nằm trên giường. Từ đó đến nay, tui ôm tượng vợ ngủ ngon lành


OM.JPGNgười đàn ông 55 tuổi có những việc làm khác người này có tên họ đầy đủ là Lê Vân, sinh năm 1954. Trú tại tổ 12, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình-Quảng Nam.

Trong căn nhà cấp 4, nằm nép mình bên quốc lộ 14 E, cách ngã ba Cây Cốc quốc lộ 1A khoảng chừng 200m. Ông Vân sống cùng 3 đứa con nhỏ và xác người vợ được đặt trong bức tượng nặn bằng đất sét và thạch cao. Kế bên nhà ông là cơ ngơi của 2 người con đã trưởng thành, có gia đình riêng.
 Vợ ơi, anh cũng yêu em lắm, nhưng anh không bắt trước bác này được đâu em. Em sẽ hỏi tại sao? Anh sợ à?...trẻ con còn không sợ, nó bảo là mẹ nó đấy, có gì mà sợ, sao anh lại sợ em??? Xét cho cùng , có khác gì đâu. Xương đấy, thịt đấy, quần áo đấy. Ở với nhau lâu rồi, vừa mở miệng đã biết định nói gì, nhiều khi chỉ trả lời cho có, nhiều khi chỉ thấy nhau ở đó là đủ, cầu mong nhau đừng nói thêm gì nữa...đêm nằm thì ôm ấp. Khuyu rồi thì tê tay, lại nằm quay đít vào nhau, khác gì đâu. Tối nằm ôm vợ xem vô tuyến chẳng hạn, có ai muốn ai nói gì đâu?...
Anh nghĩ ra 1 câu trả lời, em biết mà, anh chỉ hòa là cùng, ko bao giờ thua khi cãi nhau đúng không? Anh sẽ trả lơi em rằng, như vậy cũng hay, nhưng ko tự nhiên. Con người sinh ra từ "cát bụi" như TCS đã viết, rồi phải trở về cát bụi chứ. Chỉ có thần phật mới thoát khỏi vòng sinh tử, mới dựng tượng, lưu cốt...Chúng mình yêu nhau hoàn toàn tự nhiên, tự nguyện, tuân theo quy luật của tự nhiên, của con người, sinh con đẻ cái, già rồi, bệnh chết cớ gì đa sự làm thế này? trên đời này, có gì là bất tử đâu nhỉ. Chẹp, chẹp, ông này hâm, duy ý chí quá.
Về vấn đề này, có bác Tuấn, GS bên Úc lại có cánh nhìn khác, y học hơn
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2009/11/co-phai-necrophilia.html Có phải necrophilia?
Bác lập bọ cũng hết ốm rồi, bên nhà bác vui lắm, "bách gia" chư tử nhé http://quechoablog.wordpress.com/2009/11/26/ai-t%E1%BB%AD-thi/




2. Cái này cũng rùng mình, nhưng kinh cả người, càng nghĩ càng thấy sợ: Phóng viên Hoài Nam báo TNOL đã làm 1 phóng sự điều tra ở miền Nam, cho thấy, mỡ-dầu để phi hành khô, bán ra khắp nước VN nhỏ bé, đông dân này là dầu mỡ lấy từ nước cống, hố ga, chỉ để lắng, lọc rác thôi...

Bí mật “hành phi” Kỳ 3: Sự thật kinh hoàng 
...Nước rửa máy móc có lẫn dầu chiên, và cả dầu nhớt cùng tạp chất khác, chảy xuống một hố ga, chờ tạp chất và cặn lắng xuống, dầu thừa nổi lên thì đem hớt bán cho đại lý thu gom dầu thải. “Thế nên tụi tui gọi là dầu hố ga”, đại lý này thật thà.
...đến khi 5 chiếc can đầy đến miệng thì cũng là lúc dầu trong hố ga cạn, bên dưới toàn nước đen xì. Cầm ca nhựa khoắng thấy toàn nước màu đen sền sệt bùn đất, rau rác, H. ném cái ca lên miệng hố ga, than: “Hôm nay được ít quá”.
...Theo các đại lý thu gom dầu thải, dầu hố ga chiếm khoảng 70% lượng dầu “nguyên liệu” của các cơ sở chế biến dầu thải. Ngoài các loại rác hữu cơ, trong dầu này còn chứa cả dầu nhớt và chất độc hại khác khi rửa máy móc trôi xuống... Và những chất dơ bẩn, độc hại này vẫn hằng ngày theo một chu trình chế biến hành phi bẩn đi vào bao tử của nhiều người!
Tại sao họ có thể cư xử với cộng đồng như vậy được nhỉ??? Chẳng nhẽ họ không có một chút hiểu biết kiến thức nào? chẳng nhẽ chỉ với vài trăm nghìn , họ đã có thể làm như thế với nhân dân. Họ là: những người thu gom dầu mỡ, là những công nhân, là cơ quan xí nghiệp đã bán dầu ở hố ga, là những người làm hành phi... Thật dã man, thật khốn nạn. Những con người này có bao nhiêu phần là người nhỉ??? bọn này...là súc vật, là chó má (loại chó ăn thịt chó ấy).Càng nghĩ càng thấy ghê tởm, rùng mình.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009

Nhớ ÔNG


Ông nội tôi là người thế nào nhỉ? Hình như con cháu ai cũng tôn sùng và sợ sợ. Ngày bé tôi cũng vậy sợ lắm, càng lớn tôi càng ít sợ ông hơn, mà thương ông nhiều hơn.

Nhớ đến 2 con gái- thương xót cho thế hệ trẻ

Ngày xưa, hồi mới vào lớp 1, mình nhớ mẹ dắt tay đi (bố đi công tác mà), ngơ ngơ, ngác ngác. Trường Trưng Vương rộng rãi, rợp bóng cây. Các anh chị xếp hàng sẵn, chỉnh tề, quần xanh áo trắng, có đội nghi thức trống kèn tùng tùng rất oách. Học buổi sáng, buổi chiều chơi với bọn trẻ con trong xóm. Đủ trò: quay, xèng, bi, phốc...lớn 1 chút thì đá bóng đá cầu...nhưng ko phải học thêm học nếm gì cả. Tôi chỉ phải đi học vẽ ở cung thiếu nhi thôi, 2 buổi 1 tuần, mà thực chất thì cũng là chơi suốt. Hà nội không đông đúc như bây giờ. Tôi tự đi học và tự về nhà, thỉnh thoảng cũng tạt ngang ở vườn hoa con Cóc , hay vườn hoa Canh nông, có 1 cái chuồng công rất to-hiện nay là chỗ 9x 10x nhảy hip hop ấy. Tôi hay chọn đường qua Bờ Hồ vì được thơ thẩn xem các anh lớn câu tôm, xem nhảy tàu điện một cách thán phục. Sau này phải đến đầu cấp 2 tôi mới dám nhảy tàu điện. Nhảy lên, đi một đoạn, khi thấy bác bán vé cầm cái cặp da to là lại phải nhảy xuống ngay vì không có vé, không có tiền...Giờ ra chơi, quả thật là ngày hội. Chúng tôi chạy, chơi sauver, trêu bọn con gái, đá bóng, đá cầu....lớp học thường không có ai ở lại. Nếu có ai phải ở lại, sẽ được hỏi ốm à... Đi học về, chúng tôi đứa nào cũng quần áo lôi thôi, bẩn thỉu, mồ hôi nhế nhại, mực ra đầy tay chân mặt mũi. Bây giờ, khi các con đi học, tôi thường hỏi chúng nó ra chơi bọn con làm gì? con chẳng làm gì cả, con nói chuyện với các ban... thế có buồn không. Các con không có thói quen chạy nhảy chơi đùa. Không còn nhảy dây nhảy ngựa, chơi đồ, chơi chuyền hay ô ăn quan nữa...bọn con nói chuyện trao đổi. Khi chọn trường cho con, 2 vợ chồng cùng đi xem cẩn thận. Ngoài những tiêu chuẩn của thời đại ra ví dụ : trường điểm, thày cô giáo tốt, bàn ghế tốt, lớp học không đông ... tôi còn có ý tìm trường rộng rãi cho các con có điều kiện chạy nhảy (nhà quá chật hẹp mà). Cuối cùng thì các con cũng không có thói quen vận động ít nhất như tôi mong đợi. Về nhà thì chỉ học học...

Hi hi, TQ là con voi giấy???


Bài này đọc buồn cười thật, một cái nhìn khác- tất nhiên rồi. Bác này nhận định tếu thật. GSTS N.Mạnh Hùng, đại học Laval Canada. Bác này chắc người Canadien chỉ coi TQ là con voi= giấy bồi = đô la, 3 chân đất và 1 chân gỗ...
Tuy nhiên, mình cũng thấy bài này gượng gượng. Copy ra đây vậy, sợ một thời gian nữa lại ko tìm thấy
http://www.tuanvietnam.net/2009-11-18-trung-quoc-rong-that-hay-voi-giay-
Nếu tính tổng sản lượng GDP, TQ có nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới, với ¼ dân số địa cầu. Nếu tính GDP/đầu người thì hiện 130 triệu người TQ làm được 1 đôla mỗi ngày. 35% dân số - tức trên dưới 455 triệu người - chỉ thu nhập dưới 2 đôla mỗi ngày, tức ở mức 700-750 đô la/năm. So vớí thế giới, người TQ vẫn chưa phải là nước giàu.
Chế độ an sinh (lợi tức hưu trí, y tế xã hội…) ở TQ còn phôi thai. Mức bất bình đẳng phân bổ ở mức cao - đo bằng chỉ số Gini, cảnh báo tiềm ẩn xung đột lớn. Nếu xét đến mức phân bố theo vùng, rạn nứt giữa những khu kinh tế đặc biệt ở duyên hải và những thành phố lớn đối với nội địa (mà nông nghiệp là chính) càng ngày càng lớn. Ngoài ra, TQ phải đối mặt với hiện tượng "lão hóa" trong cơ cấu dân số. Kèm theo đó là vấn đề môi trường bị tàn phá ở mức trầm trọng vì kỹ thuật kém và vì tầm nhìn ngắn.
TQ đã khởi đầu công nghiệp nặng và trung, nhưng vẫn còn tập trung trong khâu công nghiệp nhẹ để xuất khẩu. Năm 2010, TQ sẽ là nước có mức xuất khẩu lớn nhất thế giới, nhưng vẫn ở thế "kẹt" vì phải dùng đôla làm tiền tệ thanh khoản. Những nước mới nổi BRIC (gồm Brazil, Ấn, Nga, và Trung Quốc) bàn nhau về phương sách thay thế đồng đôla. Tuy nhiên, có sớm cũng phải 5 đến 7 năm tới việc này mới khả thi, và với điều kiện BRIC duy trì được mức đoàn kết tối thiểu. Điều này xét trong bối cảnh các quan hệ Ấn - Trung và Nga – Trung. Chẳng mấy dễ dàng.
Nhưng nếu cứ có khả năng "ổn định" củng cố tập quyền về mặt chính trị, chuyện vào vai siêu cường của TQ là có cơ sở. Siêu cường - chẳng phải vì TQ có kỹ thuật không gian cao, đóng được tầu ngầm nguyên tử, hay phóng được tên lửa mang đầu hạt nhân xa 2000 km (theo sau Mỹ 20 năm). Trung Quốc có thể trở thành siêu cường vì đã bỏ vốn đi buôn, đồng thời cầm giữ đôla như giữ lửa trong tay. Trung Quốc có thể trở thành siêu cường vì - như Âu châu đầu cuộc Cách mạng Kỹ Nghệ thế kỷ 18- 19 - "vắt sức" của giai cấp lao động trong nước và lũng đoạn tài nguyên từ những nước nghèo ở các châu lục khác. Trung Quốc hoàn toàn có khả năng trở thành đế quốc mới, nhưng hiện thực vẫn phải tùy thuộc thời gian trả lời. Nhưng, lực cản đã xuất hiện. Tây Âu, Nhật, Nga…bắt đầu quan tâm và có phản ứng trước chính sách kinh tế đối ngoại của TQ. Do còn vướng tay giải quyết vấn đề kinh tế mỗi nước, hiện họ chỉ đánh động nguy cơ trước "quyền lực mềm" và khẩu hiệu "đôi bên cùng có lợi" (win-win) "hài hòa" của Bắc Kinh.
Hiện, TQ có thể ví như một con voi. Voi bằng giấy (phủ đôla móc từ thặng dư lao động của nông dân phải đi làm công nghiệp trên thành phố), với ba chân đất sét (với môi trường bị tàn phá, lao động lão hóa, và bất bình đẳng trong phân bố lợi tức), một chân bằng gỗ (quân đội trung kiên với quyền lực chính trị). Nhưng TQ đã cấm quân đội "làm ăn". Chân gỗ hẳn chẳng còn được đóng đế sắt, và lung lay thế nào thì xin đợi vòng quay sau của bánh xe lịch sử.
Một Trung Quốc trong vai đế quốc thế kỷ 21? Vào vai siêu cường còn khó khăn thì khả năng TQ trở thành đế quốc vẫn là một viễn cảnh chưa thể hình dung được. Ngược dòng lịch sử, Đế quốc La Mã khai sinh từ một tổ chức quân đội kỷ luật và có khả năng kỹ thuật cao, sau rao giảng Kitô giáo - một hệ thống giá trị hoàn thiện hơn những nền văn hoá phôi thai ở Âu châu thời đó. Đế quốc của Hồi giáo đến sau, quân lực hùng hậu, phát triển thêm một nền khoa học. Với kỹ thuật dẫn thủy độc đáo, và kèm vào kinh Coran, cũng từ truyền thống tôn giáo vùng Trung-Cận Đông, họ mang tới châu Phi những giá trị mới. Đế quốc Anh, thống trị mặt biển, khai mào cùng một số nước Âu châu chính sách thuộc địa, mang theo hành trang những tư tưởng thời Phục Hưng và Khai Sáng. Đế quốc Mỹ, thắng Thế Chiến II, chia thế giới thành hai, rồi đi rao giảng những giá trị Dân chủ, Tự do…
Kể sơ như vậy, dẫu biết là không đầy đủ, nhưng tôi vẫn nói nhằm nhấn mạnh hai điểm sau: điều kiện cần để thành Đế quốc là lực lượng quân sự và kỹ thuật (kể cả kỹ thuật chiến tranh) cao; và điều kiện đủ là một hệ thống giá trị mới đi kèm, có khả năng thay thế những giá trị cũ kỹ lỗi thời. Về điểm đầu, TQ còn khá lạc hậu so với tiềm lực quân sự những nước tiên tiến. Về điểm thứ hai, thật khó tưởng tuợng nổi một hệ thống giá trị thời Xuân Thu-Chiến Quốc xưa hàng mấy ngàn năm lại có thể ảnh hưởng lên những con người thời đại hôm nay, với những phương tiện truyền thông hiện đại.
Dù có lập 70 Văn Miếu thờ Đức Khổng ở nhiều nơi trên trái đất, và mặc dầu không có ác cảm gì với nhà tư tưởng này, tôi vẫn tự thấy mình quả rất khó chấp nhận khi tưởng tượng ra một thanh niên da đen sì sụp lạy Đức Khổng, miệng lẩm nhẩm "Quân", "Sư", "Phụ"…như thứ bùa chú để giữ ổn định cho những vị lãnh đạo Phi châu. Việc đi xây Văn Miếu này chứng tỏ những nhà lãnh đạo TQ đang bế tắc trong sự tìm kiếm một mô hình văn hóa có giá trị phổ quát toàn cầu ở ngưỡng cửa thế kỷ 21 này.
Bàn cờ mới - Thế trận mới
Năm 2010 tới đây là một năm bản lề. Ở khía cạnh lạc quan như chuyên gia nói kinh tế Tây Âu và Mỹ sẽ tăng trưởng - nhưng chừng mực nhất định. Ở góc độ bi quan, nhiều người cho rằng kinh tế sẽ trồi sụt kiểu chữ W, vì vẫn còn bong bóng, và những cứ liệu căn bản không có gì mới mặc dù giá chứng khoán có tăng từ tháng 3 – 2009.
Quay lại thời kỳ Cục dự trữ Liên Bang Mỹ bơm hơn một ngàn tỉ vào nền kinh tế hầu cứu ứng nan đề "cạn nguồn" tín dụng - lý do khiến những đại công ty tài chính và ngân hàng không cho vay, cơ xưởng đình trệ, tức nền kinh tế "thật" suy thoái. Tín dụng (tiền tệ) là giấy, ảo, và là đơn vị trung gian giữa mua và bán những mặt hàng thật ( như trả lương lao động, mua nhiên vật liệu… chẳng hạn). Trên lý thuyết, bản vị trung gian tín dụng không tác động lên nền kinh tế "thật", nhưng trong thực tế cuộc trầm thoái vừa qua, thì không thế.
Tại sao? Giới tài phiệt đã đi qua chức năng truyền thống của ngân hàng, lao vào hoạt động đầu cơ may rủi qua những quĩ đầu tư, và ngay khi được hỗ trợ, họ giữ tiền chứ không cho vay để bôi trơn hoạt động kinh tế "thật". Bằng chứng là: vài tháng sau khi nhận tiền, khi chính phủ Mỹ định kiểm soát "tiền thưởng" của lãnh đạo những tập đoàn kinh tài vẫn lên đến 900 triệu đô (trong năm 2008 thua lỗ), họ đòi trả lại tiền đã nhận và từ chối không cho chính phủ Mỹ "điều tiết" tiền thưởng của họ! Mặc dù tân Tổng thống Obama được dư luận quần chúng ủng hộ, ông ta cũng đành "chịu thua".
Wall Street thắng Main Street, tài phiệt đã xử dụng nền kinh tế "thật" như con tin để ép nhà nước Mỹ lấy tiền dân cung ứng hỗ trợ họ. Mới đây, trong hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Pittsburg, những điều kiện chế tài vẫn lỏng lẻo, thậm chí đề nghị đánh thuế mua bán chứng khoán để giới hạn hoạt động đầu cơ thôi mà cũng không được thông qua. Với lãi suất hiện ở mức bằng 0, người ta cứ vay đôla mà không phải trả lãi, mang đi mua chứng khoán ở những nơi giá trị tiền tệ tăng lên so với đồng đôla, tạo ra khả năng thổi những quả bong bóng mới trên thị trường. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy mạnh miệng lên tiếng nhiều lần, cho rằng tương lai của kinh tế tư bản thị trường mấp mé bờ vực phá sản với sự lũng đoạn của khu vực tài chính - ngân hàng, nhưng tiếng ông dường như rơi vào thinh không. Đây có lẽ là vấn đề cam go nhất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa: "ảo" thắng "thực", và tài phiệt chễm chệ trên đầu mọi người (kể cả tổng thống, thủ tướng, quốc hội) ở những quốc gia dân chủ tiên tiến.
Sau trầm thoái, phân bố quyền lực kinh tế (và chính trị, như hệ luận) sẽ khác. Bên mất đi, hay suy giảm là các nước Mỹ, Nhật, Tây Âu và những nước Đông Âu mới gia nhập Cộng đồng châu Âu. Bên được là những nước nhiều tài nguyên, như Brazil, Nga, Úc, Canada. Còn TQ vẫn tiếp tục tăng trưởng, và nhân cơ hội sử dụng đôla đi buôn tài nguyên và đi "buôn vua" - kiểu Lã Bất Vi thời Chiến quốc, chắc sẽ phát huy trong một chừng mực nhất định vị trí của mình. Ở châu Phi, TQ giữ vai bảo kê cho những chính quyền độc tài, thao túng quyền lực chính trị địa phương, khai thác tài nguyên đồng thời để lại di sản là môi trường bị hủy hoại, mượn tiếng sử dụng lao động để di dân hòng đối phó vấn đề nhân mãn (ở mẫu quốc), tìm cách kiểm soát và điều hành yếu tố sinh tử là nguồn nước.
Về thực lực khoa học - kỹ thuật, TQ chưa phải là tiên phong. Và mang những giá trị phong kiến Khổng-Mạnh ra rao giảng như hệ lý luận trụ cột cho phương thức "ổn định để phát triển" đúng là đi giật lùi ít ra hai ngàn năm. Trong tình huống trầm thoái kinh tế toàn cầu, với túi đôla khổng lồ, TQ hoàn toàn có khả năng bành trướng. Nhưng mức độ phủ bóng của Trung Quốc chỉ trong một chừng mực, vì khi tương đối ổn định, những cường quốc kinh tế khác sẽ không thể ngồi yên xem con Rồng Trung Quốc tự do vẫy vùng mãi. Phi châu là chiến trường của cuộc xâm lăng kinh tế thế kỷ 21, và sự cố Tân Cương hẳn sẽ tác động tiêu cực lên cách người Phi châu - mà đa số theo đạo Hồi nghĩ - về khả năng hợp tác "hài hoà" với Bắc Kinh.
Tóm lại, thế giới thế kỷ này là thế giới đa cực: điều này rất tích cực, cho phép những nước chưa phát triển - trong đó có Việt Nam - thời cơ hợp tác đa phương với mọi đối tác. Quốc gia nào khép mình bó chặt vào bất cứ một quan hệ đơn phương nào cũng là tự nhốt mình trong cũi.
Quan hệ phức tạp Việt - Trung
Dân gian có câu "bán anh em xa mua láng giềng gần". Đó là trong việc cưu mang nhau. Nhưng nếu không cưu mang mà còn ngược lại, thì Việt Nam rất cần anh em xa để "hài hòa" các mối quan hệ. Hai lần Bắc thuộc mà Việt Nam chưa biến thành quận huyện TQ là điều thần kỳ. Ai đó coi chuyện Việt Nam phải vào quỹ đạo kinh tế của TQ như điều tất yếu hiển nhiên là một sai lầm chiến lược mà hậu quả là truyền đời.
Người Việt đã đổ ra không biết bao nhiêu xương máu và nước mắt để giữ nước. So với thời Nguyên Mông lùa quân sang xâm chiếm nước ta vào đời nhà Trần thì có hai điều phải xác minh ngay. Tương đối mà nói, Nguyên Mông xưa hùng cường hơn TQ ngày nay nhiều (đặt trong bối cảnh lịch sử từng thời kỳ). Và họ dùng quân sự để thôn tính nước khác, vì cách đây 500 năm chưa có những hình thái khác. Ở thế kỷ này, dùng giải pháp quân sự đi xâm lăng là bất cập. Thay vào đó là xâm lăng kinh tế, với sự đồng lõa của quyền lực chính trị địa phương. Thâm-và-hiểm hơn nữa, song song với kinh tế là xâm lăng văn hóa qua phim ảnh, sách báo, truyền hình, xây Văn Miếu, tượng đài… cho chiến lược đồng hóa.
Trở lại đời nhà Trần, Vua gọi họp Hội nghị Diên Hồng tìm đồng thuận toàn dân. Trần Hưng Đạo bỏ thù nhà để lo đền nợ nước, quan tướng một lòng, không chia rẽ vì cái tư riêng, góp sức với nhau cứu lấy sơn hà. Đời nay, thiển nghĩ cũng phải vậy. Xin hãy chấn dân khí, vì dân là nguồn lực chính giữ nước. Nước nhỏ, chúng ta hòa hiếu (theo nghĩa khác hẳn "bạc nhược"). Nằm sát nách một thế lực lớn, chúng ta tránh đụng độ, "nhu" hơn là "cương" - "như" hiểu theo nghĩa không có nghĩa là nằm chết nhẹp. Không "tham-sân-si", nhưng cũng không "bài xích" một người-láng-giềng-lớn. Chúng ta đã từng chung sống hòa bình với nhân dân TQ. Chúng ta có thể tiếp tục sống với họ, bên cạnh họ, trong khuôn khổ "tương kính tương thân".
Ngoài ra, còn kể đến các "anh em xa" - hiểu rộng ra là cả cộng đồng quốc tế muốn xây dựng một thế giới công chính. Phần tôi, tôi tin là có một nhân loại tiến bộ, công bằng, hành xử có chuẩn mực đạo lý, không làm ngơ trước "bá quyền". Người Việt Nam - không chỉ lớp lãnh đạo và chính quyền, làm thế nào để được sự hỗ trợ anh em vừa nói là điều đáng suy ngẫm. Và đó là yếu tố cho phép chúng ta tiếp tục tồn tại như một dân tộc.


Vài suy ngẫm về TQ của chuyên gia.

 Nhân đọc bài "chuyện ít biết về quan hệ Việt Trung thời chống Mỹ "trên blog Quê Choa, thấy hay quá. Quan hệ này thật phức tạp, lúc nào cũng như đi trên dây, không thể coi thường. . Về vấn đề này ,Blog của nhà văn NQL có nhiều bình luận hay (cũng có nhiều bình luận chưa hay!) http://quechoablog.wordpress.com/2009/09/29/chuy%E1%BB%87n-it-bi%E1%BA%BFt-v%E1%BB%81-quan-h%E1%BB%87-vi%E1%BB%87t-trung-th%E1%BB%9Di-ch%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9/
Sự việc này không mới, đã được những người lãnh đạo đất nước ở mọi thời kỳ biết đến. Bài sau đây là một ví dụ. Đọc xong tôi không ngờ là nó đã được viết ra từ năm 2005 bởi ông: Dương Danh Dy, trước khi về hưu năm96, ông là tổng lãnh sự VN tại Q.Châu-TQ. 

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Họ không biết tôn trọng đạo lý và không muốn bảo vệ chế độ?


Qua báo chí, nhất là VNN, biết được vụ án "buồn cười" và vô lý nhất trên đời này. Muốn viết cái gì đó để bày tỏ suy nghĩ của mình. Ngước lên, đã thấy 2 nhà văn to đùng có lời vàng ngọc... mà lại đúng ý mình quá cơ. 
 Cách đây lâu lâu, khi nhìn thấy báo chí đưa tin, tôi vẫn nghĩ là vớ vẩn, rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thôi, chắc là có chỗ nào đó thiếu sót... nhưng rồi, sự việc ko đơn giản như tôi nghĩ, như tôi mong đợi. Chỉ mong, khi có ý kiến của ĐT. L.H.Anh BT Bộ Công An, Thủ tướng N.T.Dũng thì công lý mới được thi hành. Chỉ mong, cuối cùng ai đó phải xin lỗi anh hùng lao động TKĐM Trần Ngọc Sương, dẫu rằng sau khi đày đoạ bà như thế, xin lỗi là chẳng bao giờ đủ...


Họ không biết tôn trọng đạo lý và không muốn bảo vệ chế độ?
Hồ Bất Khuất (blog Nghệ nhân huyện Quỳnh)
http://vn.myblog.yahoo.com/batkhuatho/article?mid=1863

Cái gọi là “vụ án lập quỹ trái phép” ở Nông trường sông Hậu gây nên sự chú ý trong cả nước không phải vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc, mà vì người bị truy tố và cái cách người ta truy tố. Người bị truy tố là nữ Anh hùng Trần Ngọc Sương, con của Anh hùng Trần Ngọc Hoằng. Hình như người ta muốn kết tội bà Sương bằng mọi giá, kể cả việc vi phạm quy trình tố tụng hình sự. Trong phiên phúc thẩm diễn ra ngày 19/11/2009, Thẩm phán Nguyễn Văn Trinh lớn tiếng:

Nông trường Sông Hậu đến nay vẫn là 100% vốn Nhà nước"(...) "những gì có được là tài sản Nhà nước" (...) "không chấp nhận những lời biện bạch của các bị cáo không chấp hành các quy định quản lý kinh tế do Nhà nước quy định" (...) "không chấp nhận việc các bị cáo khai sử dụng nguồn quỹ này qua ý kiến của ban chấp hành công đoàn" (...) "những người có công tạo ra của cải vật chất cho nông trường đã được hưởng lương và được khen thưởng" (...) "hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước" (...) "trong các báo cáo tài chính hằng năm của nông trường không có bất kỳ kiến nghị gì với các cơ quan cấp trên trong việc giúp đỡ những khó khăn của nông trường"...

Một số bài báo cho rằng, đây là những lời đanh thép, tôi thì lại thấy những lời này khuôn sáo, mù mờ, vô hồn, vô cảm...  Chữ  “Nhà nước” được  nhắc  lại nhiều lần, dường như là chỗ dựa duy nhất cho những lời buộc tội vu vơ. “Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước...”. Xin hỏi: Nhà nước thiệt hại ở chỗ nào, khi từ một vùng sình lầy hoang vắng biến thành một cơ sở kinh tế - xã hội tầm cỡ như Nông trường sông Hậu? Cái số tiền mấy tỷ đồng dùng để đi nước ngoài phải được xem như là một loại đầu tư, vì rất có thể, không có những chuyến đi đó, Nông trường sông Hậu đã không có được cơ ngơi như ngày nay.
 Hơn nữa, Luật sư Nguyễn Đăng Trừng chứng minh "chỉ riêng tổng tiền xuất nhập khẩu lúa gạo, phân bón ở Nông trường sông Hậu từ 1998-2003 đã là hơn 192 triệu USD. Theo quy định của Bộ Tài chính, 3% số tiền trên được phép chi cho hoa hồng, môi giới... tính ra là hơn 5,7 triệu USD. Được xài số tiền cỡ đó, mà bà Sương chỉ dùng hết hơn 2 tỷ để đi công tác, tôi nghĩ phải khen bà là quá tiết kiệm".
Vậy căn cứ vào đâu, ông Thẩm phán Trinh cho rằng, các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước?
Trong việc lãnh đạo và làm kinh tế ở Việt Nam mấy chục năm qua, một số người có trách nhiệm, thông minh, giàu bản lĩnh đã “xé rào” để làm cho dân đỡ khổ hơn. Ví dụ, Bí thư Tỉnh Uỷ Kim Ngọc không chỉ làm sai các quy định về quản lý kinh tế, mà còn làm trái cả chủ trương, đường lối, nghị quyết. Ông đã dám thực hiện khoán hộ và chấp nhận án kỷ luật chỉ vì muốn người dân của tỉnh ông đỡ đói. Sau này, việc làm của ông đã trở thành cơ sở để thực hiện khoán trong nông nghiệp, mang tới sự no đủ như ngày nay. Việc làm dũng cảm của ông đã được ghi nhận và tôn vinh: ông đã được truy tặng huân chương cao quý cảu đất nước, một đường phố ở thành phố quê hương đã mang tên ông.
Còn việc làm của bà Ba Sương đơn giản và sáng rõ hơn nhiều. Bà cũng được tôn vinh ngay khi đang còn sống. Ấy thế mà bây giờ người ta lại muốn sổ toẹt vào sự tôn vinh ấy.

Trong vụ án Nông trường sông Hậu, Luật sư Nguyễn Trường Thành cho rằng vụ án “Lập quỹ trái phép” mà tòa án đang xét xử thì hồ sơ vụ án hoàn toàn không có các quyết định phân công Phó thủ trưởng cơ quan điều tra chỉ đạo điều tra vụ án; không có quyết định phân công cho các điều tra viên nhiệm vụ điều tra vụ án. Mặt khác hồ sơ vụ án cũng không có quyết định phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án “Lập quỹ trái phép”".
Vì vậy, theo luật sư Thành, theo quy định của điều 34, 35, 36 và 37 của Bộ Luật Tố tụng hình sự thì hoạt động điều tra, truy tố là bất hợp pháp. Luật sư Nguyễn Trường Thành còn dẫn ra hàng loạt dấu hiệu khác mà ông cho rằng đã vi phạm luật tố tụng hình sự trong quá trình điều tra vụ án "Lập quỹ trái phép" tại Nông trường sông Hậu. Cụ thể, ông Thành cho rằng việc đưa Nông trường sông Hậu là nguyên đơn dân sự của vụ án vào quy trình tố tụng, đặc biệt chỉ trước 4 ngày khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, chứ không phải từ trong giai đoạn điều tra, là vi phạm điều 52 luật tố tụng hình sự.
Nếu những ý kiến của luật sư là đúng, tôi rất thất vọng về phiên toà vừa qua. Người đứng dưới Quốc huy, lớn tiếng tuyên bố nhân danh công lý, nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lại vi phạm luật tố tụng hình sự thì còn gì để nói nữa?! Những điều luật sư đã nói giữa phiên toà, cần phải được làm rõ đúng sai. Ở hai phiên toà cấp địa phương (toà án huyện và thành phố), vấn đề này đã bị lờ đi, thì cấp trung ương (Toà án Tối cao) phải làm sáng tỏ điều này. Nếu không, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội (cơ quan lập pháp có quyền lực cao nhất) phải vào cuộc để giải toả mọi nghi vấn của công luận.
Bà Trần Ngọc Sương có ít nhất là hai cơ hội nữa để  đưa sự việc ra công luận, bảo vệ quá khứ oanh liệt của mình và gia đình mình. Thứ nhất, đó là Toà án Tối cao sẽ thụ lý phiên toà. Thứ hai, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội sẽ đảm trách việc này. Hy vọng ở những cấp đấy, mọi việc sẽ được gọi tên.
Thật ra, chúng ta phải làm rõ ràng việc này vì đạo lý của dân tộc và để củng cố niềm tin vào chế độ. Còn với bà Ba Sương, bà chẳng cần gì nữa. Dù người ta có cố tình bôi bẩn, bà vẫn trong sáng. Bằng việc cống hiến cả cuộc đời mình cho Nông trường sông Hậu, cuối đời vẫn phải đi ở nhờ, đã chứng tỏ sự vô tư của bà. Rồi có tới 110 người ký đơn xin tù thay cho bà, như vậy đủ biết bà được kính trọng, yêu thương cỡ nào.
Có một điều khó hiểu là tại sao toà án ở Cần Thơ lại hăng hái và kiên trì buộc tội bà Trần Ngọc Sương đến thế? Để bảo vệ sự nghiêm minh của luật pháp thì không phải rồi, để hạ uy tín của bà và kiểm soát Nông trường sông Hậu cũng không đúng nốt, vì bà Sương đã về hưu. Ước gì biết được mục đích đích thực của những người muốn buộc tội bà Sương, phải chăng vì lòng tự ái vặt vãnh? Nhưng dù sao cách làm này cũng hèn hèn thế nào ấy, vì phải chờ khi bà về hưu rồi mới khởi tố, mới kết tội. Tại sao không làm những việc này khi bà Sương còn là Giám đốc?
Suy từ lời nói của người bạn tôi là thẩm phán Toà án Tối cao thì các quan toà ở Cần Thơ không biết tôn trọng đạo lý và không muốn bảo vệ chế độ. Nhưng nhiều người trong chúng ta muốn điều này chứ?
Chúng ta vẫn còn cơ hội, chỉ cần chúng ta trung thực và không hèn nhát.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2009

Chuyện kể từ bác sỹ riêng của Mao


Choáng thủ. Dành trọn 1 ngày chủ nhật đọc ngấu nghiến. Choáng quá.
Không biết độ tin cậy đến đâu nhỉ. Ngày xưa, mình cứ băn khoăn tại sao cái thằng Mike Tyson cục súc kia nó lại xăm hình bác Mao lên người. Qua chuyện này có lẽ câu hỏi kia đã được giải đáp, chứ cái thằng đấy mà đọc được Mao tuyển thì có mà...
Sau đây là link :http://quechoablog.wordpress.com/2009/11/14/bac-si-rieng-c%E1%BB%A7a-mao/
Xem xong cứ ngây ngất, bần thần....SỢ...

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

Hoàng Hải Vân: Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động

Hoàng Hải Vân: Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động

Tưởng nhớ Phùng Quán- một con người đáng khâm phục


Tôi rất khâm phục nhà văn Phùng quán. Các tác phẩm của ông tôi chưa đọc hết, nhưng nhân cách của ông thì đã biết đến qua nhiều truyện, báo chí... Bài thơ sau đây của ông, mỗi khi đọc lại, tôi lại thấy xúc động.
Tôi không phải nhà văn, thơ gì cả, nhưng bài thơ của ông đã từ lâu là lẽ sống của tôi. Cuộc sống thật là khó khăn, sống với lẽ sống này chắc còn khó khăn hơn nữa???
Đọc bài về ông của nhà văn N.Q.Lập hình ảnh này cứ khắc mãi trong đầu ông, 30 năm trời ông đi tìm người bôi nhọ ông , ko phải để trả thù, chỉ để hỏi tại sao? Tại Sao nhỉ?

Lời mẹ dặn



Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.

Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi, trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.

- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
- Con ơi, một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.

Từ đấy người lớn hỏi tôi
- Bé ơi, bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật.
Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ.
Nhưng không! Những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giấy trắng tuyệt vời
In lên vết son đỏ chói.

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.

Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu.

Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá.

Lại Trung Quốc- nỗi sợ hãi tiềm tàng của người Việt ? Không thể không nói

Sáng dậy muộn, ngủ như chết rồi, tối qua mấy anh em nhậu nhẹt tưng bừng. Say- không nhớ gì nữa, không nhớ là mọi người đã về như tế nào, sao ko ngủ lại? có cuộc gọi nhỡ của Vinh lúc gần 12h. Gọi DT lại ko thấy trả lời. Không nhớ là mình đã dánh răng chưa nữa. Say cả chấy.
Chui lên mạng, và lại thấy ngay: TRUNG QUỐC

Mình có sợ Trung Quốc không nhỉ? Đất nước rộng lớn, với bao thắng cảnh đẹp đẽ, bao kỳ quan -
công trình kinh khủng khiếp. Đất nước của Tây du ký- Tam Quốc chí, đất nước của Thiếu lâm tự, của Anh hùng xạ điêu... tỷ tỷ thứ khác nữa, thứ gì cũng làm người Việt mình thán phục, kinh ngạc.(kể cả cái tốt lẫn cái xấu). và câu cửa miệng: Thâm như Tàu
Tìm được 1 bài dịch công phu về cuộc chiến tranh 79: Một đánh giá lại cuộc chiến Việt Trung-1979 Đây là đường link (http://bauxitevietnam.info/c/18342.html)

Bài này công phu lắm, có cả tài liệu gốc nữa.
Lại có một bài viết của KTS Trần Thanh Vân, đăng trên blog của NV N.Q.Lập (http://quechoablog.wordpress.com/2009/11/21/khong-th%E1%BB%83-khong-noi/#more-2726)

Không thể không nói

PHẦN I

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

Chuyện con mèo. Nó điên hay mình điên?

Va chạm với con mèo- Mi la, béo như con lợn nhỏ, đã bị thiến. Nó là 1 con mèo vàng nhạt, vằn trắng,đẹp, to gấp đôi mèo ta, lông dày, mượt, đi toilet đúng chỗ (tất nhiên là trong toilet của Ghis) Chuyện là dư lày: Corine, em Ghis, hồi còn nhà ở campagne (2007) cứu mấy con méo con của nhà nông dân hàng xóm định giết, rồi đem về nuôi. Ghí nhận 1 con. Cu tí đánh dấu lãnh địa nhiều quá nên bị Ghis ta mang đi thiến. Từ ngày đó, cu tí Mila chỉ ở trong nhà, ko bao giờ thò ra ngoài cửa... ko thấy kêu gào tí nào. (Khi nào mua được ổ đọc card mình sẽ chèn ảnh sau). Ghis cảnh báo: có đứa con gái y tá nào đó qua nhà Ghis ngủ, cũng chỗ đi văng ở phòng làm việc, bị con mèo hành cho phát sợ, mình chỉ cười nhưng 3 ngày sau thì thấy hãi... Cứ nửa đêm, nhé lúc mình ngủ say là nó treo lên chăn, cào chân, sợ toát mồ hôi. Đêm đầu tiên dở trò với Minh, Mila ăn 1 phát đá lúc khoảng 2h (ko kêu tí nào mới kinh chứ), sau đó mình ngủ ngon đến sáng.
Đêm thứ 2, lại nói chuyện đến khuyu, 1h mới đi ngủ, 2h, nó lại ra cào mình 1 phát. giật mình. Toát mồ hô
i ướt đẫm. Đá 1 cước, nhưng đc Mila đã té được ngay!!!??? sau đó lại thiếp đi. Sáng ra, lại hỏi thăm (Pháp mà lị, lịch sự lắm lắm), lại phân tích cho Mila thấy: "C'est Minh, pas le souris, t'a compris? tu fais pas des bétis Mila...
Đêm thứ ba, chuyển chỗ dày nhất của cái chăn xuống chân để tránh móng vuốt của con điên kia. cuối cùng chỉ bị trèo lên người thôi. Choàng tỉnh khi Mila- Mẹ cái con mèo điên- đến gần mặt mình, bật cái đèn pin nhỏ, chiếu thẳng vào mặt- Mila chạy mất, cũng không thấy quay lại nữa. cũng ngủ tiếp được 1 tí nữa

Đêm thứ tư. bật đèn bàn để suốt đêm. Mila ngồi im dưới gầm bàn, mắt ko rời "Minh ơi" mình cũng kiê
n trì xem nó cư xử thế nào. Cứ khi nào mình hơi thiu thiu thì nó nhổm dậy, mình có cử động là nó lại ngồi rình tiếp, như rình chuột. Cáu, tức điên, bụng bảo dạ nếu mày mà vào nữa, ông se cho mày 1 phát thật đáng đời... giằng co mãi cũng thiếp đi, gần sáng đã thấy Mila lục đục ngay cạnh rồi- điên thật. con mèo quái dị chưa từng thấy. Nó rình mình 4 đêm rồi. chưa kịp động thủ thì Mila đã tót 1 cái , té luôn, biến mất trong buồng của Ghis. Phải post cái ảnh con mèo đặc biệt điên này lên mới được.
Cả ngày thứ 4 ngồi trên tàu về Marseille, mình ngủ- thức 4 lần thế mà về nhà 22h10p vẫn buồn ngủ quay ra. Chỉ tại con điên ấy.

Chuyện bưởi rơi vào đầu.


Có mấy anecdotes về bưởi dư lày: tự nhiên nhận được SMS của ông em Hải , đang FFI 1năm ở Toulouse, sau đó, gọi đt hỏi thăm, đòi gặp bs.C. Ông em- bưởi rơi hay sao ấy- nhờ ông anh cầm về VN 1 cái vali nhỏ- đã đóng gói gọn ghẽ lắm anh ạ- chỉ khoảng 8kg thôi. Hi hi (cười theo kiểu của vợ), Chắc là nó bị 2-3 quả bưởi- loại đỉnh cao-rơi vào đầu chứ không ít. Sau đó anh thẽ thọt kể lại chuyện bs.L gây mê nhờ cầm mấy chai nước mắm đi Đài cho ông con , và bs S nhờ cầm 1 gói to về VN sinh nhật con trai... anh nhỏ nhẹ, liếc mình rồi bình luận, ừ họ chẳng có ý tứ gì cả Minh thấy không? Mình buôn chuyện,em cũng bị thế anh ạ, rồi kể tiếp: là "được" anh T
V nhờ cầm ruou về VN hộ... sau một hồi kể khổ chuyện bưởi rơi, bs.C nhẹ nhàng nhờ mình cầm về VN hộ 1 đống tờ rơi của hội nội soi ví anh nặng quá, phải đi vòng sang Đức nữa... Ha ha- (lần này phải cười kiểu của mình thôi). quê VN của mình trồng nhiều bưởi nhỉ, mà sai quả quá cơ, mà không có ai hái cả!!! Tiếp theo anecdote về bưởi, nhớ lại ngày xưa, hồi còn ở Cler. bs.D kể là cũng được bs H nhờ cầm hộ 1 quyển sách dày về VN để phát triển chuyên môn, sách rất quan trọng... Ôi bưởi, sao mày cứ nhè đầu người ta mà rụng thế???
Vĩ thanh: Mình vứt mẹ cả chồng tờ rơi của hội nội soi ở ghế sau xe Ghis. có điên mà ôm hộ anh.
cũng không nói gì với anh cả. còn với a V mình nói là em ko hứa trước, nếu được thì em sẽ...

Không có thời gian- tiếp- phần 2

Nhà Gs Descottes không xa bệnh viện lắm, nằm trên 1 miếng đất rộng, 1 quả đồi nhỏ, tương tự như miếng đất ngày xưa của mình ở Hòa lạc. Cách đây 10 năm, Gs đã mời mình và vài người nữa về nhà ông ăn cơm tối. Ông đã tặng mình 1 khúc gỗ do ông ấy đẽo lấy. Khúc gỗ này thật ra là 1 cái vòi để cắm vào thùng rượu vang. Thật ân hận và tiếc vì sau đó, mình đã không mang theo nó về VN, mình đã mang nhiều đồ quá, thậm chí vứt lại bao nhiêu ở sân bay, và trả tiền cước 500-600fr gì đó ở sân bay Limoges. Mình bàn với Mạnh, nó sẽ phụ trách mua rượu mang đến nhà GS, đó thật sự là 1 quyết định sai lầm- phát xấu hổ. Nó đã mang đến 1 chai vin hạng bét. Chai rượu được để lên cái tủ gương chỗ thay quần áo, và lúc đó cũng có 1 chậu phong lan nhỏ (hình như lúc nào cũng có ?) Khi GS B.D về, ông nói: Uh là, à qui ce vin là? vợ Gs nói , đó là của Mạnh, FFI. Gs cười, mình chỉ nhớ cảm giác xấu hổ quá, không biết chui vào đâu, sao mình không mua cái gì đó nhỉ...? Lần này đi cùng GS Sơn, Cậu..Gs S hơi buồn cười , gây cho mình cảm giác như là ông ko biết cái gì, ông ko biết cư xử kiểu Pháp, ko biết nói chuyện, cười quá nhiều một cách ko thích hợp với việc đến chia buồn... có nhiều đòi hỏi vô tư quá: ví dụ, ông đòi vào buồng làm việc của BD để xem, trong khi vợ SD ko thích lắm. Tất nhiên , bà ấy cũng mở cửa cho vào, nhưng thật sự mình cảm nhận là hơi lố. Cái cách Gs đến thăm cũng không đúng, đòi chụp ảnh nhiều quá, đến nhà người ta chia buồn, xe đã vào trong sân, người thì chờ ở trên nhà, nhưng gs thì lại cứ nhí nhéo dưới sân, vườn đòi chụp ảnh, hỏi xem cây gì mà lá đỏ thế nhỉ, cười hi hí...trong cách quan sát cũng không tinh bằng Cậu. Công nhận Cậu H tinh, rất thông minh và chi tiết.
Lên thăm service cũ, chỉ gặp mỗi Anne le Sidaner, vẫn thế, chán. Không gặp được ông Sautereau. Đấy là điều đáng tiếc nhất của chuyến đi.
Tối thứ hai, 7h, mọi người lục tục rời nhà BD đến quán ăn tối, rượu vang... mình lấy được 1 quyển mémoire của Maxim Sodji, lúc đó chắc là chef de clinique (ông Gs BD quấy thật, bắt Maxim viết). Mémoire cực kỳ hay, rất chi tiết, tỉ mỉ. Có 1 chi tiết nhỏ nhỏ. Mình quay ra nói với Max: mày làm tốt lắm, mày cảm nhận thế nào? nó trả lời: c'a été quelque jour mais j'a eu un sensation que c'était dizens annees. Mình hiểu nó là nó chán, thấy chuyến đi dài lê thê... tối ngồi nói chuyện vời Ghis
, Ghis bảo mày nhầm rồi, thực ra là ngược lại, nó thích mê đi, vài ngày đối với nó như là hàng chục năm!!! Ôi chán, mang tiếng là đi Tây.!!!
Thứ ba. cả đoàn đi thăm một người bạn Pháp đang bị u phổi. Cảm động. Ghis nói luôn miệng: Minh, tu vois, beaucoup d'emotion....
Trưa, đoàn ra gare Bénédictins (bao nhiêu tháng trời ở đó mà mình cứ nghĩ là Bénédic!!!). Lại bs C ra mua vé, lạ là mọi người hoàn toàn không biết gì về quầy vé tự động cả Ghis, cả Danielle cũng bảo là ko biết!!!. Có mấy chuyện về bưởi, mình nghĩ nên tách ra thành 1 bài riêng ....
Chiều, nói chuyện mãi không ngừng, Gerard hẹn 4h30, Ghis có việc đi 5h, mình cứ nghĩ mọi việc sẽ thong thả, ai ngờ bà Tây này dẫn mình đi xem EMAUX, nói chuyện ko ngừng, miệng như cái kẹp đá, với cái thằng nghệ sỹ hâm hâm émailleur. Lại muộn, lại cuống quýt, lại bực mình. Ghis bảo là se quẳng mình ở Mairie như dạo nọ, mình lo lắng quá, vì biết là ko nhớ đường, điện thoại thì hết tiền. Đúng là Ghislaine Retard (jeu de mot: Pautard). Trên đường , gần đến Mairie của Panazol, chợt nhìn thấy Odile đang lững thững đi bộ về nhà. úi giời, mừng cuống quít .Thế là 2 người th
ong dong đi bộ về nhà. Cũng phải nói thực là Odile hay Gerard cũng không tỏ ra ngạc nhiên hoặc mừng rỡ như mình mong đợi. dù sao thì cũng vuivui vì gặp lại bạn bè, những người cưu mang mình trong lúc buồn chán khó khăn của 10 năm về trước, nuôi 2 vợ chồng trong mấy ngày năm 2007...
Thật sự là mình biết ơn họ. Mình nghĩ, có lẽ họ thất vọng vì cách cư xử của mình, không như họ mong đợi- đành vậy thôi- khác biệt văn hóa mà. Mình cũng ko biết làm gì thêm nữa, ko thể viết những cái thư ướt sũng tình cảm như B, nghe mà sởn gai ốc...

19h, hai vợ chồng André- Monique đến. Aperitif: rượu Banyul (vùng sát espagne) xem hình minh họa lấy từ web Banyul. Nó ngọt ngọt, 16 độ, kiểu như porto, và mấy cái bánh như biscuit, phết fromage, phết cá xay nát... lại nói chuyện, kể chuyện ngày xưa, dự định khi về hưu sẽ đi VN, lại chia động từ....
20h30 chụp vài kiểu ảnh, André và monique về. Cả nhà vào bếp. Ông bà có hỏi thăm về nhà của mình, nói qua mấy câu về Delphine đã lấy chồng, 1 thằng algérien chưa có quốc tịch, đi ở chỗ
khác. Gér có vẻ ko bằng lòng. Mình cũng tránh nói đến việc đó. Có bố mẹ nào bằng lòng về con cái mình đâu nhỉ. Bữa tối rất đơn giản. Radis với muối, bơ. là salad. Sau đó, Saucisse luộc và mỳ với sốt cà chua. Bánh mỳ và fromage. Phải ghi nhớ để lần sau con mời họ. Họ ăn , nói chung khỏe gấp 2 lần VN, trừ những đứa đang giữ eo. Delphine đến 1 mình, tiếng là thăm mình nhưng ngồi nói chuyện cả buổi với bố mẹ. Tốt thôi, mình đỡ phải chia động từ...
22h30, về thôi, mệt mỏi rồi. Gerard lại đưa mình về mặc dù mình thích đi với Delphine hơn. Del. mua 1 cái Toyota Yaris nhỏ. Xe Gé vẫn là Peugeot 407 màu Bạc. Ger đã sơn lại cửa màu xanh? ngày xưa, ông ấy sơn màu đỏ, vì là màu của VN. Đến 2007 mình quay trở lại số 10 rue Francois Pérrin với vợ, vẫn là màu đỏ. Chắc chán VN rồi.
Ghis cũng vừa về. Lại ngồi chia động từ đến nửa đêm.
Thứ tư: Ghis làm 1 con cá, giống cá bơn -Solé. Rất đơn giản, cho con cá lên chảo dày, đun nóng, cho 1 tí rau, gia vị băm nhỏ (herb- kiểu Pháp), quệt tí dầu ăn vào chảo, thế thôi. Ăn cũng được, theo kiểu Pháp.
Trưa, lên tàu, về Mars. Tàu chậm rì rì. dừng ở các gare, vắng tanh. Đến Toulouse lúc 17h10, nhìn lên màn hình thấy báo tàu đi Mars chậm 30 phút, tàu khác chứ không phải chuyến của mình. đánh liều vào info hỏi, người ta trả lời là người quyết định được hay ko là ông controleur cơ. Phi vội vàng ra "quai" gặp cu tí controleur da đen, ríu rít chia động từ, ok. thế là mình tót lên tàu. Tàu này cũng bị chậm và bị ách lại ở nhiều gare do police kiểm tra? không biết có vụ gì nhỉ? lậy Phật phù hộ.
22h10 về đến Mars, sơm hơn được 30 phút. Mệt. Cảnh sát và gendarmerie đứng đầy quảng trường Julle Guest. vài cái ô tô chăng cờ Algerie chạy lung tung, bấm còi nhộn nhạo??? Đêm về mình mới biết hôm qua Algerie thắng Ai cập play off, cầm vé vào chung kết world cup 2010 Nam Phi. trên TV chiếu cảnh Rệp nó phá bao cửa hàng ở Champ-Élyse.
Mệt. làm 1 chai Heineken. xem nốt trận Pháp-Irland.
Chuyến đi thế là thành công mỹ mãn. Chỉ tội hơi mệt...

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Không có thì giờ!!!!????- Phần 1

Mấy ngày qua quả thật là "không có thì giờ". Chuyến đi tốt đẹp. Có vài việc nhỏ chưa được vừa ý, 1 chuyện to không thành công lắm, nhưng ok, khó mà đòi hỏi được hơn. Không có thì giờ mà lị...
Thứ 7. ra ga. lang thang 1 chút ở mấy cửa hàng lưu niệm, trong lòng băn khoăn không biết có nên mua 1 chai rượu vùng Côte Provence đến nhà Gerard để uống không?, cuối cùng, dù đã có1 hộp marron glacé (mua ở Laffayette hơn 10eu) rồi, vẫn mua thêm 1 túi đẹp, đựng 1 lọ muối trộn herbs, dầu olive, giấm trộn herbs giá khoảng 25 gì đó nữa, không mua rượu. Nhỡ người ta ko mời mình ăn cơm thì sao, tự nhiên mua rượu - rõ dơ.(có mỗi việc gọi đt cho mình mà họ có gọi đâu?). Lên tàu đúng giờ, chỗ ngồi như mong muốn. Tàu chạy... lâu ơi là lâu... chóng mặt, buồn nôn (chắc là đói). Nghĩ giận mẹ vì đã tạo cho mình suy nghĩ và thói quen ko ăn được ở chỗ đông người, trước mặt người khác...mẹ sẽ nói là ai lại ăn uống ở giữa đường giữa chợ thế bao giờ...20h6p đến Limoges, sau khi dổi tàu ở Toulous, và làm 1 cái baguette kẹp cá hồi 4eu ở đó lúc 17h gì đó. Tanh ơi là tanh, ngu quá đi thôi... Ghis ra tận quai đón, nhưng ko gặp vì mình đã tót thẳng lên cửa gare rồi. Bisou, rồi về nhà Ghis, ăn nhẹ. Nói chuyện đến đêm, gớm đến là nhiều chuyện, 'hót ' như khướu, kinh lên được- uống 1 chai rượu vin nhỏ.
Đêm, kể chuyện con mèo nhà Ghis. Đã tách thành 1 bài ngắn
V
Chủ nhật. Sáng dậy muộn, mệt. Ăn uống vớ vẩn. Trời mưa kiểu như mưa xuân ở mình, nhưnh lạnh. trời đầy sương mù. Chiều ghé qua nhà Corine, em ruột Ghis. Đã bán nhà ở nông thôn, lại về căn hộ ở. Tối đón đoàn VĐ. Đi ăn ở Grill có chán không chứ lị. Mình trọn Coquiage St Jaque nhưng chán quá, hết hàng, lại phải ăn thịt bầy nhầy- chán.
10h30 về khách sạn. Lão Huy cứ lẩm bẩm, nói gì mà nói lắm thế nhỉ. Đặc tính của người Pháp mà!!! . Lão lè lưỡi khi biết mình còn ngồi nói chuyện tiếp với Ghis đến 1h30 mới đi ngủ, đánh nhau với mèo. Mai trao huy chương... Ghis đọc thử discourt cho mình nghe, tranh thủ chụp mấy cái ảnh, không cái nào ra gì- khiếp(sẽ post ảnh lên sau)
Thứ 2: lễ trao huy chương vì sức khỏe nhân dân diễn ra trọng thể, ko rườm rà, giá mà mọi người thấy cái ảnh Ghis đọc thử discourt nhỉ....!!!! chiều đến nhà Gs Descottes. Đây là lần 2 đối với mình. lần đầu vào năm 1999. Có những kỷ niêm cứ nhớ đến là đỏ mặt nhỉ...
...
(còn tiếp)

Jeu de mot de Bac HỒ


Cái này cũng đi copy, nhưng là kể chuyện Bác HỒ

Sau khi ký bản Tạm ước vào nửa đêm 14/9/1946, Bác cùng vài người nữa về nước trên một thông tin hạm dài hơn trăm mét của Pháp. Lúc qua vịnh Cam Ranh để về Hải Phòng, đô đốc Đác-giăng-li-ơ lúc ấy thay mặt cho Chính phủ Pháp ở Đông Dương điện ra xin gặp, cho nên tàu ghé vào Vịnh. Thì ra chúng bố trí rầm rộ. Hai thủy phi cơ bay lượn quanh chiến hạm bảy tầng lính thủy của Đác. Đác kéo hết các loại cờ, giương hết các nòng pháo. Bác chỉ đi với mỗi giáo sư Trần Hữu Tước lên tàu. Đối phó như vậy thật hiệu quả ngay. Khi ra cửa tàu đón, Đác đã phải nói ngay với giọng cáo già: “Thưa Chủ tịch, đến tuổi tôi, tôi lại được học rằng, đi với thầy thuốc là… thượng sách!”. Bác chỉ mặc giản dị, thái độ thản nhiên, đường hoàng với phong cách người chủ ở đây, còn sự lòe loẹt của chúng lại trở nên xa lạ, ngượng ngùng.
Tiệc trên chiến hạm là một cuộc đấu trí. Để lưu ý xỏ xiên rằng Bác đang ngồi giữa hai tướng Pháp lừng danh (tức bị “đóng khuôn” kẹp chặt), giữa một bên là đô đốc thủy quân Thái Bình Dương, một bên là thống soái lục quân Viễn Đông, Đác-giăng-li-ơ lưỡi dẻo quẹo, vừa cười vừa nói: “Monsieur le président, vous voi la bién encadre par I’ Armeé et la Marine!” (Chủ tịch thật bị “đóng khung” giữa lục quân và hải quân đó!). Hắn cố nói kiểu nhát gừng, tách riêng và nhấn mạnh những tiếng “bién encadre” (thật bị đóng khung). Nói xong, Đác dương dương tự đắc y cùng đồng bọn cười khoái chí vì câu nói hiểm hóc đó. Nhưng rồi chúng cũng ngồi lịm đi khi Bác mỉm cười, ung dung trả lời ngay: “Mais, vous savez, Monsieur I’ Amiral, c’est le tableau qui fait la valeur du cadre!”. (Nhưng mà đô đốc biết đấy, chính bức họa mới đem lại giá trị cho chiếc khung!).
(chuyện kể về BH, Ban THTW)
Kính Bác

Lại ăn cắp của người khác. Nhưng tại vì hay quá cơ, cười méo cả mồm!!! hihi

Bài này trộm của Sao Hồng, ở blog của nhà văn N.Q.Lập. Đọc thấy hay, nhân ngày hiến chương các nhà giáo mà. Đầu tiên định copy, nhưng sau thấy hơi áy náy. Đến comment này thì nhớ đến em. Nhớ đến những buổi đầu tiên 2 đứa đến với nhau và như thế này đây...

HẸN

Anh lại đi thư viện chăm hơn
Điều dễ hiểu, nơi này em vẫn đến
Khi phố nghèo chưa cõ nơi hò hẹn
Thư viện ồn ào, đã hóa thành công viên

5-1981

Nhưng đoạn sau này hay hơn nhiều:

Bác SH ngày xưa là sinh viên trường thuốc. Trong trường thuốc có nhiều em gái rất là xinh, cái xinh như bọ Lập nói ở trên “mũm mĩm da trắng như trứng gà bóc” chứ không phải đen đen vì “mặt bán cho đất, lưng bán cho trời”. SH tuy Cọt nhưng rất điển trai, với bộ râu trông rất là nam tính. Khỏi cần nói thì quý dzị cũng có thể hình dung sinh viên đẹp trai SH sẽ làm những gì giữa “rừng hoa” ấy ? Vớ Vẩn này thì không rõ lắm, nói ra thì Sao Hồng bảo là vu khống, nhưng có nghe lóm được câu chuyện của…hai con rận ở giảng đường trường thuốc, xin kể ra đề quý dzị đặc biệt là quý “Mèo” phán xét :

Rận A : Sao trông bồ ốm yếu thế ?

Rận B: Tớ sống trong hàm râu của thằng cha sinh viên SH, thằng chả đẹp trai nhưng nghiện hút thuốc lá nặng, nhất là sau mỗi kỳ thi…nên tớ bị ảnh hưởng khói thuốc, ngày càng ốm yếu bệnh họan thế này đây !

Rận A: Bồ phải thông minh lên một tí, “cắt hộ khẩu” chuyển sang chổ như tớ đây. Các cô nữ sinh trường thuốc có “nơi” rất tốt….” rừng rậm”, “ao hồ”, ‘hang động” đều có đủ …Sống ớ đó thích lắm !

Rận B: Thế à ? Vậy mà tớ không biết…Thôi ! để sau học kỳ này…tớ theo lời cậu …tìm một cô nữ sinh xinh đẹp cho yên thân !

Một năm sau, cũng ở trên cái ghế của giảng đường trường y đó …, hai con rận lại gặp nhau:

Rận A : Hi ! Ố Ồ Ồ…..sao trông bồ vẫn không khá hơn chút nào so với năm ngóai vậy ?

Rận B : Hm…biết làm sao được ! Tớ nghe lời cậu tìm “nơi” cư ngụ mới “trong” một cô nữ sinh xinh đẹp …nhưng, sau một đêm ngủ ở đó, sáng mai tớ lại thấy mình….. đang ở ….trên hàm râu của thằng cha SH!…thật không thể nào hiểu được ??….



Trích "kỹ năng mềm của GS. Tuấn"

Đọc thấy hay, bèn copy , mang sang nhà mình, sợ ông này dọn nhà đi chỗ khác thì sau này mình bấu víu vào đâu?

Một số nguyên tắc khi đặt tựa đề cho bài báo khoa học

1. Nên cố gắng đặt tựa đề với một thông điệp mới. Làm được như thế rất dễ gây sự chú ý của người đọc. Ví dụ: “A novel relationship between osteocalcin and diabetes mellitus”, ở đây chữ novel có tác dụng gợi ra một cái mới và làm cho người đọc thấy thích thú.

2. Không nên viết tựa đề theo kiểu phát biểu (statement). Khoa học không có gì là bất biến và “sự thật” hôm nay có thể sai trong tương lai. Do đó những tựa đề như “Smoking causes cancer” nó chẳng những cho thấy sự ấu trĩ hay ngây thơ trong khoa học của tác giả mà còn làm cho người đọc cảm thấy rất khó chịu.

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2009

Giao su Tuan

Doc duoc 1 bai viet dang chu y. Sau day la link tuan's blog: Tác giả ma, kĩ nghệ dược, và y khoa.
Tháng Hai vừa qua, tập san New England Journal of Medicine, một tập san y khoa danh giá nhất trong ngành y, bắt buộc phải rút lại một bài báo của nhóm tác giả thuộc trường Imperial College (London) và Viện Tim về điều trị bệnh tim, sau khi phát hiện rằng nhóm tác giả chẳng có dính dáng gì đến công trình nghiên cứu. Sự lừa dối chỉ được phát hiện khi bác sĩ Hubert Seggewiss (người Đức), một trong 8 tác giả, gọi điện cho ban biên tập của tập san và nói rằng ông chưa bao giờ nhìn thấy bản thảo bài báo, và cũng chẳng có đóng góp gì cho bài báo, ông yêu cầu lấy tên ông ra khỏi bài báo.

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2009

Chọn rể

Tìm được bài hay, dí dỏm trên trang mạng của nhà văn Nguyễn Quang Thân. Sau này sẽ cho vợ đọc, cũng vui được vài " trống canh"

Vợ tôi chọn rể

Chuyện chọn rể của vợ tôi cũng nhiêu khê. Có lẽ vì có mỗi mụn con gái nên chúng tôi lâm vào thế cùng, không thể đánh bạc kiểu 50/50 như ai vì thua là thua luôn không có đường gỡ.

Tiêu chuẩn của vợ tôi đặt ra cho chàng rể tương lai chỉ có hai điều khoản rõ ràng: phải là “trí thức” và phải “tuyệt đối trung thành”.

Tiêu chuẩn ấy nghe qua rất có lý vì con gái tôi có bằng thạc sĩ nên chồng nó nên là “trí thức”. Còn “tuyệt đối trung thành” thì ai mà chẳng muốn. Tôi vẫn nghĩ đó là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của một con người. Vợ tôi nghĩ đúng, chọn phải thằng rể sọc dưa, ba hồi, sớm đầu tối đánh thì trước sau gì cũng lâm đại họa.

Nhưng suy đi tính lại, tôi thấy có chuyện gì đó chưa ổn, càng nghĩ càng thấy không ổn. Tôi bảo vợ: “ Trí thức thì đúng rồi. Nhưng bà nghĩ thế nào là trung thành?”. Vợ tôi vốn trước đây là cán bộ tổ chức, nói ngay: “ Là phải chung thủy với con gái tôi. Đã yêu nó là phải yêu từ đầu đến cuối! Là không được cãi lại tôi! Như ông là tuyệt đối trung thành!”

Tôi thuộc loại “kính vợ” nên lời khen ấy cũng không có gì quá đáng. Thế nhưng nghĩ mãi vẫn thấy có vấn đề ở hai chữ “trung thành”. Tôi bảo vợ:

“ Tôi đồng ý với bà, chồng con gái mình phải là trí thức. Và nhất định phải trung thành với nó, với bà và tôi. Nhưng bà nghĩ lại cho con nó nhờ, nếu quan niệm “trung thành” như bà nói thì trong hai tiêu chuẩn trên bà chọn một có được không?” Vợ tôi tròn xoe mắt: “ Sao ông lại nói vậy?” Tôi bạo gan phản biện:

“ Thế này nhá, tôi nghĩ người trí thức cũng phải có đức tính trung thành, như chung thủy với vợ, không được lăng nhăng tình ái. Nhưng ngộ nhỡ sau này con gái mình không yêu nó nữa, đi yêu hàng xóm, nhất nhất nghe lời hàng xóm thì với thằng chồng có chút đầu óc suy nghĩ, liệu có bắt được nó chung thủy mãi hay không? Hay là, bà bắt nó răm rắp nghe bà không được cãi, thế ngộ bà sai – mà ông thánh thì cũng có lúc sai – nó cũng không được cãi à? Tôi lấy ví dụ, như bà sai rể ra phơi quần áo trên cái giây phơi nhà ta. Nếu nó là người vô học thì cứ vắt quần áo lên, dù tay có bị tê tê cũng cứ túm lấy vì nó đâu biết được cái giây phơi cũng có thể nhiễm điện nguy hiểm chết người! Và dù con gái phải ở góa, bà vẫn khen nó là “tuyệt đối trung thành” với bà! Nhưng chỉ cần thằng rể được học qua lớp 7 thôi, nghĩa là có chút hiểu biết, nó hiểu ngay được chuyện gì đang xẩy ra và nó buông cái giây phơi để cứu mạng mình. Chắc bà sẽ bảo nó thiếu trung thành phải không? Vì thế, nếu nghĩ trung thành là “răm rắp không được cãi” thì hai tiêu chuẩn ấy xin bà hãy chọn một và chỉ một mà thôi!”

Con gái chúng tôi đến bây giờ vẫn ế chồng vì vợ tôi vẫn khăng khăng rể bà phải là trí thức và đồng thời phải răm rắp không được cãi lại bà!

http://sites.google.com/site/vanhocfamily/vo-toi-chon-re

Limoges


Tối qua, mình như thằng điên ấy. Buồn , trống trải, lôi rượu ra uống- ngủ như chết. Sáng day ko còn nhớ gì nữa. Đi chợ, mua cho Ghis va Odile mỗi người một hộp hạt dẻ chataigne glacé 12e/ hộp, không biết có ra gì không? Khi về mình cũng phải mua cho con gái, bố mẹ nhỉ.
Trưa nay đi Limoges, không biết chuyến đi này thế nào?. Còn từ khi đến Marseille đến giờ là mọi việc ổn. Mọi việc mình thu xếp cũng chưa có vấn đề gì. Không biết thứ 5 tới này Marc gặp mình có nói gì không nhỉ. Thật là chán, sống với lũ bao nhiêu năm rồi mà vẫn không biết tính. Núi cao nhưng vẫn đo được, sông sâu những vẫn dò được, chỉ có lòng người là khó biết.
Cậu H. vừa gọi điện thoại từ La Rochelle. Mai sẽ gặp ở Limoges. Sẽ ra sao ngày mai??? What ever will be will be? Que sera sera?

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Một chút hồi tưởng lãng mạn

Ngày xưa, lâu lắm rồi, tôi còn hay lang thang trên mạng . Lang thang có nghĩa là vào trang TTVNonline rồi vào các diễn đàn... không có chủ định gì. Có 1 nhân vật trên diễn đàn nào đó của trang này, tôi không nhớ và cũng không nhớ cả tên của anh này (hay cô này ?) nhưng anh ta có 1 khẩu hiệu (kiểu như blogroll) mà tôi rất nhớ vì nó gợi cho tôi nhiều kỷ niệm về những ngày còn bé (tuy có rất nhiều khẩu hiệu khác dí dỏm thông minh, hài hước....) Đó là câu trích
Quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương.
Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương.
Đất nước của ngàn chiến công vẫn sục sôi khí thế hào hùng.
Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca.

Tôi chắc chắn rằng người này không viết vì mục đích chính trị, vì phần lớn các diễn đàn tôi xem chỉ là về máy tính, phần mềm, điện thoại, trò chơi lăng nhăng thôi (vả lại , TTVNonline không có mục chính trị đúng không nhỉ) Câu hát mà tôi cũng không nhớ của ai sáng tác, bài hát tên là gì, mở đầu thế nào, kết thúc bằng câu hát gì, nhưng tôi nhớ rất rõ là nó gắn liền với tuổi thơ của tôi, tôi hay nghe thấy đâu đó, có khi trên đường đi học về, có khi từ đài phường sáng chủ nhật (hồi ấy thứ bảy vẫn đi học, đi làm), hay trên vô tuyến??? Một vài lần, tôi cố nhớ, cố tìm trong ký ức của mình nhưng không được, vậy thôi, cũng không nghĩ nhiều đến nó nữa. Nó chỉ gợi lại trong tôi 1 thời gian khổ, nhưng vui vẻ , vô tư, chỉ đi học và chơi đùa với bọn trẻ con trong xóm, có anh, có bạn trai, có mấy đứa con gái, có mấy chị trong ngõ nhỏ...Có cây ổi cành nhẵn bóng do chúng tôi trèo lên hàng ngày, có cây hồng xiêm rợp bóng mát bốn mùa, có cây hoa hoàng lan thơm ngát nhưng không thằng nào dám trèo vị thân cây bị mục , dễ gẫy. Có cả 1 cây khế nhỏ, hoa tím đẹp lắm, quả thì chua ơi là chua. Bọn con trai đi học về là chơi bi, chơi xèng, chơi quay, chơi súng gỗ bắn diêm, chơi ống "phốc" với đạn là quả cơm nguội lấy từ hàng cây cơm nguội ngoài đường...hè về có thêm tiết mục đi bắt ve và đổ dế, làm diều nhỏ tí như quyển vở 5 hào 2...
Thời gian trôi qua, lâu rồi, tôi không còn vào mạng để lang thang nữa. Vào chỉ để tìm thông tin cần thiết, đọc vài trang VNexpress... rồi thôi, tên và mật khẩu vào mạng TTVN online của tôi cũng không còn nữa. Bỗng nhiên, tôi bị bắt đi học 3 tháng ở Tây. Cái đoạn trường này tôi cũng đã nếm rồi, 12 tháng rưỡi năm 99-2000 và 6 tháng rưỡi năm07. Tôi cự tuyệt mà không được, vợ cũng muốn tôi đi, bạn bè bảo: nên đi, tuy tôi không muốn tí nào (2 con gái của tôi cũng không thích cho bố đi)nhưng cũng đành nhắm mắt đưa chân sang Tây . Vậy là, tự đi chợ, tự nấu cơm, tự ăn, tự cân đối tài chính, suốt ngày thui thủi 1 mình, ăn 1 mình, rượu cũng 1 mình...cũng may là lần này có internet 100%. Thế là tôi viết blog, như một dạng nhật ký, tâm sự với chính mình. Tôi không thích làm lãnh đạo, ko thích chính trị- khó hiểu lắm, nhưng sang đây, rỗi rãi, đọc nhiều báo, xem nhhiều bài viết mà bình thường ở nhà tôi không có thời gian để xem, để quan tâm...Và 1 vấn đề tế nhị- mọi người tránh nói đến nhiều- lại chui tọt vào đầu tôi, vấn đề biên giới VN_TQ. Nó là nỗi hiểm nguy tiềm tàng, sự cảnh giác tiềm tàng trong đầu mọi người VN. Ai cũng cảm thấy nó. Đêm qua tôi nằm mơ thấy mình lại đánh nhau với TQ. Hà nội như thời kỳ 46-47 toàn quốc kháng chiến...Không còn lãng mạn như thời trẻ, nghĩ đến chiến tranh là thấy dũng cảm, anh hùng, vinh quang... mà tôi thấy sợ, tôi nghĩ ngay đến các con...Chỉ có trẻ con và phụ nữ là khổ nhất, khốn nạn nhất thôi... tôi lo sợ đến tỉnh cả ngủ, và câu hát kia lại hiện về trong tâm trí, chỉ 1 đoạn thôi, không sao nhớ ra được nữa. 3h đêm, tôi hạ quyết tâm phải tìm bằng được bài hát đó vào ngày hôm sau!!! Bài hát hay thật, đi vào lòng người (lòng tôi), nghe đồn chỉ 1 đêm nhạc sỹ Phạm Tuyên đã sáng tác ra: "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới", đó là đêm 18-2-1979 . Tôi thích lời hát, tôi thấy thật cảm động, lời hát đi ra từ trái tim (tất nhiên của người VN thôi)

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới.
Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới.
Quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương.
Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương.
Đất nước của ngàn chiến công vẫn sục sôi khí thế hào hùng.
Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca.
Việt Nam, ôi nước Việt yêu thương.
Lịch sử đã trao cho Người một sứ mạng thiêng liêng.
Mang trên mình còn lắm vết thương,
Người vẫn hiên ngang ra chiến trường.
Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người : Độc lập, Tự do

Đoạn video trên tôi lấy từ youtube. Internet kinh thật. Có mọi thứ trên đời...

Mất thì giờ thật

Thứ ba -tư không viết đựơc bài nào. Bận. Bận thật. Bận chỉnh đốn lại kiến thức hổng lung tung của mình, rồi cứ bài này sang bài kia, cũng thấy vui vui và thú vị, chỉ có điều những bài viết lại đó, mình đã viết nhiều lần rồi, lâu lâu không đụng đến lại quên, đọc lại , lại như mới, lại phấn khởi...Những "endométriose", Cancer du pancréas", Cyst du pancreas hồi ở Clermont mình chẳng viết đi viết lại mấy lần đấy thôi. Nhưng cũng có cái đến giờ xem mới rõ ràng, đó là Pancreas divisum. Hôm nay, mình chỉ nhìn lên ecran 1 phát mà nói đúng luôn. Còn bài sarcome de Kaposi nữa chứ, ngày xưa chẳng leo lẻo hót, nhưng bao lâu không đả động tới, quên tiệt.
Hôm qua đã ra ga tàu lấy vé đi Limoges. Liên lạc với Ghílaine khó quá nên mình định đi sáng chủ nhật, nhỡ có phải ngủ khách sạn thì cũng chỉ 1 hôm thôi nhưng hoá ra đi chủ nhật lại đắt hơn đi thứ 7 những 60euro, một khoản tiền không nhỏ- may mà nhân viên SNCF rất tử tế (lúc nào chúng nó chẳng thế) khuyên bảo, mày cứ lấy vé đi, nếu q.định đi CN thì ra đổi lại sau, nếu không mày có thể mất réservation đấy. Đúng, lấy vé luôn, may quá , tối Ghis. lại gọi điện thoại, thế là mình có chỗ ngủ và người đón rồi, đỡ tốn bao tiền, phù...
Sáng nay thì không có lúc nào hở ra để nói chuyện với Marc cả, chiều, cuối buổi định xin phép nghỉ và hỏi chuyện mua máy nội soi thì Marc bảo: bận, vội, ko có thời gian... OK, thế thì mình sẽ đi luôn mà không xin phép (đâu, thực ra là định xin phép nhưng bị gạt phăng đi đấy chứ.)
Hôm nay thì mình có vẻ tiến bộ rõ rệt về nhận định hình ảnh siêu âm nội soi. Học thêm được mấy chiêu siêu âm trực tràng , hậu môn. Chỉ sợ về nhà không có điều kiện thực hành , lại quên khuấy đi mất. Cas pancreas divisum hôm nay là cas thứ 2 mình xem làm- phải thật kiên trì và tất nhiên khéo léo nữa. Nhiều thủ thuật mình cho là hơi lạm dụng: ví dụ áp xe sau mổ cắt tuyến th.thận, phải mổ lại ngay chứ , chọc hút dưới s.âm n.soi làm gì? Dissection sous muqueuse của đại tràng phải, đại tràng sigma, mucosectomie vileux trong gốc ruột thừa. Những cas này, mổ nội soi cắt đoạn đại tràng là hay nhất, cắt ruột thừa nội soi có khi còn nhanh hơn và an toàn hơn. Sáng nay còn được xem 1 cas PDT cho TIPMP ở crochet nữa chứ(tổn thương ở vùng này không có chỉ định mổ ).
Lại nói về chuyện ăn uống. Càng ngày mình càng tỏ ra thiện chiến. Hôm thứ ba làm canh mướp+ cà chua. Thứ tư mua bánh mỳ về tẩn fromage với thịt Humburger, canh. Hôm nay- cực nhanh- thổi 1 nồi cơm, xào Poireaux với 1/2 quả courgette+ thịt băm trộn mộc nhĩ từ hôm trước, ăn ngon ơi là ngon , cũng chỉ 30 phút.
Mai lại phải đi chợ rồi, hết rau rồi (...em có lấy măng không?) nhưng thứ 7 mình lại đi đến tân tối thứ tư mới về, chà khó nghĩ nhỉ, mua gì đây?
Hôm vừa rồi nằm ngủ mê , tỉnh giữa đêm toát mồ hôi. Mê thấy Vn lại chiến tranh với Tquốc. đường phố lại như hồi 46- toàn quốc kháng chiến. SỢ thật, cứ nghĩ đến con cái, là sợ toát mồ hôi, không ngủ lại được. Có khi phải tính nước cho chúng nó ra nước ngoài học, định cư 1 đứa ở đâu đó... nhưng nghĩ lại, đời người xét cho cùng cũng chỉ là hạt bụi trong bể khổ, trốn đâu cho thoát trần ai, và ai biết ai là khổ hơn ai ? chỉ biết rằng người nào biết sống sẽ thoải mái. làm sao dạy cho con gái hiểu đây.