Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

Sống chậm

Cuộc sống chậm chạp trôi qua trong nhà- căn nhà nhỏ ở Palaiseau, ngoại ô Paris đang chìm đắm trong tuyết và giá lạnh cuối năm. Ngoài nhà thì còn tệ hơn nữa, cảnh vật như ngừng lại. Tuyết tan, thông thường là bẩn, nhưng ở vùng này thưa thớt người qua lại nên đường phố vẫn tương đối sạch sẽ. Trong nhà chỉ co tiếng chuyện trò của 2 bà cháu.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009

Fete Noel a Paris

Paris, Dec 2007

Mấy ngày cuối cùng ở Paris, cũng không muốn đi đâu nữa. Đi chơi một mình giờ đây thấy nhạt nhẽo mặc dù vẫn biết còn nhiều thứ ở Paris hay, đáng xem... ấn tượng của lần đi với bạn Tèo còn quá mạnh. Đi tới đâu cũng chỉ nghĩ tới hồi

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009

Chuối- rất tốt cho sức khỏe

Chuối thật chín chống ung thư

Chuối thật chín (fully ripe banana) có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor), chất này có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường.

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Phật khác với Phật

Đọc được bài hay quá trên Vietsciences, bài "người Ngô Duy Nhĩ" là ai? của Trần Thị Vĩnh Tường. Mình cũng có chung băn khoăn do tin tức từ TQ đàn áp- bạo động... gì đó từ khu tự trị Tân Cương mà chẳng hiểu sao cả nên đọc bài này. Ai ngờ tách ra 1 mẩu hay hay, lạ lạ (Bài viết bao trùm nhiều lĩnh vực...) Lưu ở đây...

Đứng thẳng


Hôm rồi xem TV, học được 1 câu hay quá. Câu này là slogan của hội chữ thập đỏ, với các hình ảnh minh hoạ: người giúp đỡ người yếu hơn, bị thương tật, bị bệnh....
L'homme a fait pour rester debout
Có nghĩa là con người được sinh ra để đứng thẳng
Nhưng mình lại thấy ở đây 1 ý khác ...chứ không phải bò, không phải quỳ(để xin xỏ, hèn đớn). Không phải để ngồi (ăn ) và cũng không phải để nằm (make love)...

Đại địa mạch quốc gia

Tìm được bài viết về phong thuỷ ở quy mô quốc gia. Cũng thấy hay hay, thú vị. KTS Trần Thanh Vân là người đã viết :" Không thể không nói" về quan hệ VN-TQ. Đây là lạot bài viết của bà liên quan đến vấn đề phong thuỷ của VN, giải thích 1 phần câu hỏi tại sao, hàng nghìn năm qua, ta và tàu cứ hục hặc với nhau, không ai yêu quý ai hết. Hôm rồi nói chuyện với ông em H , nó bao giờ cũng có cách nhìn riêng của mình và không kém phần thú vị, sắc sảo. Nó bảo, anh ơi, xem lại đi, tàu và ta hàng nghìn năm nay lúc nào chẳng thế. Ta mà hở tí thì Tàu lấn tí, Ta mà cương lên thì lại đánh nhau thôi... hàng nghìn năm như thế mà. Nhưng đánh nhau bây giờ thì lại anh với em, bạn bè mình chết, chứ mấy cái bọn to mồm nó có bị sao bao giờ đâu... (tất nhiên nó cũng buồn 1 tí, có thể làm lễ cầu siêu... quyên góp ủng hộ 1 tí, phản đối = mồm và = blog 1 tí...). Cái thế của nước mình như thế, chẳng thể khác được... bao nhiêu năm chiến tranh, đất nước mới chỉ vừa liền da liền thịt... Cái phần trăm dân số không bị chiến tranh làm cho đau khổ, sợ sệt, khốn nạn chỉ là quá ít so với phần còn lại của đất nước Việt khốn khổ này...
Khi nói chuyện VN với các đồng nghiệp nước ngoài, nhất là những nước cũng phải chiến đấu để giằng giật độc lập thì họ thật sự tôn trọng VN. Họ bảo, trên thế giới có mấy nước lớn thì chúng mày đánh thắng gần hết rồi còn gì... hihi đúng vậy, nhưng xong rồi thì trên người còn gì lành lặn đâu? cả nước mắt cũng đã gần hết. Mới chỉ khoảng 20 năm ko còn phải chạy, ko còn phải siết cò súng... Ôi, Việt nam, ôi nước Việt yêu thương...( trích Phạm Tuyên)
Mình cứ bảo Tàu thâm, Tàu thế này , thế nọ, nhưng có lẽ VN chắc phải hơn thế -thì mới sống sót được mấy nghìn năm nhỉ (yếu hơn thì chết mất xác từ lâu rồi làm gì còn VN nữa mà lo với buồn, mà hát với hò...)!!!

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

Chuyện linh tinh- Sông Tô lịch

Hồi đó, mình cũng tin vụ này sái cổ, không còn báo mà xem, phải lùng sục bằng được tờ photo. Đến cơ quan còn bàn tán với chị Phúc ầm ĩ cả lên, về nhà thì nhấm nháy với mẹ...hí hí. Nhưng lý luận được viết dưới đây chắc cũng không phải là loại vớ vẩn có thể ngồi bịa được. Về vụ này thì mình "nul" đọc chơi cũng thấy hay hay. Dẫu sao phong thuỷ... cũng không phải là chuyện vớ vẩn.

Hàng trăm bức ảnh về Việt nam cổ

Có ai đó nói không sai: khi người ta bắt đầu quan tâm đến quá khứ, lịch sử thì tức là đã không còn trẻ nữa...Biết được cha ông ta ngày xưa thế nào, dân tộc ta như thế nào cách đây chưa đến 150 năm thì thật là thú vị. Có điều, tất cả những tư liệu này lại đang ở Pháp. Chúng ta đang có nó ở trên internet... Có 2 website, nhưng trang lưu ảnh của bác sỹ Hocquard 1884-1885 chất lượng tốt hơn

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2009

Ông nội - phần 3

Thế rồi, việc gì phải đến cũng sẽ đến. Ông cũng đến lúc phải tuân mệnh trời thôi. Ai cũng vậy hết!. Đấy là lẽ thường ở trên đời, và thật khổ sở cho những ai không thể chết... Một ngày cuối năm 07, nhận được mail của em, nói rằng ông nặng lắm, cố mà về sơm cho kịp... Bàng hoàng, buồn.. vì một lẽ chương trình đi học không do mình chủ động, vì một lẽ bao nhiêu kế hoạch riêng tư có thể bay mất... (thật ích kỷ?) chuẩn bị hết các thứ, chuẩn bị hết để về thì lại nhận được tin là mọi việc "ổn". Ổn có nghĩa là cụ sẽ không "đi ngay đâu"...

Vitamine D

Tuy được xếp vào mục sức khỏe... nhưng bài viết này không linh tinh tý nào. Đọc xong thấy choáng vì sự phân tích xuất sắc của tác giả- GS N.V.Tuấn

Sức khỏe linh tinh- Cà tím

Từ bây giờ, mình phải làm 1 nhãn mới có tên sức khỏe. Bao gồm những bài copy từ các nguồn không chính thống y học. Linh tinh ấy mà.
Đã từ lâu mình để ý đến quả cà tím. Thích ăn, nhưng không biết chế biến thế nào... Duy chỉ 1 lần ăn ở restaurant trên phố Tôn đản là cực ngon, còn lại đều không đạt yêu cầu.
Bài đầu tiên trong loạt bài: Sức khỏe linh tinh, ba lăng nhăng... về món "Truy ngư" này
Bài viết thì có vẻ hay, trên thực tế mình toàn ăn cà tím xào... thất vọng thật

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2009

La òu je t'emmenerai

Bài hát nổi tiếng của Florent Pagny. Mỗi lần nghe bài hát này, ít hay nhiều mình đều bị cảm động. Nhẹ thì huýut sáo theo, nặng thì.. rơm rớm nước mắt, ngày xưa, hồi ở Clermont còn khóc rưng rức. Mỗi lần nghe bài này, mình đều nghĩ đến vợ- sau đó đến mẹ, người đang lụm cụm ở đâu đó ở Việt nam...

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

Stress và Herpes


Mấy hôm trước còn khấp khởi mừng thầm: lần đi cải tạo lao động này ngoan, không thuốc, không rượu , không gái (hihi), ngủ ngon, mũi dãi ko còn lòng thòng, không còn lở loét. ăn uống cũng nhiều rau hơn. Có hôm toàn ăn rau, ko có tí thịt nào. Của đáng tội cũng mệt thật, nghĩ về miếng thịt bò mà nước bọt ứa ra. Thèm đĩa phở xào Hà nội, thèm bát phở tái, nước trong. Nhớ Hà nội, nhớ căn nhà líu ríu tiếng cười nói, cãi nhau của T và P. Nhớ bữa ăn của mẹ làm, nhiều món ngon nhưng ít rau quá

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2009

Nguyễn An- người Việt xây cung điện Bắc Kinh

Chuyện kể rằng vào ngày 28 tháng giêng năm Canh Thìn 1760, Lê Qúi Đôn được chúa Trịnh Doanh đề cử trong số sáu người, sứ bộ An nam sang triều cống Trung Hoa. Khi gặp Chu Bội Liên là một học giả nổi tiếng của nhà Thanh, bấy giờ được phái đến Quảng Tây chấm thi hương. (3)

Chuyện Bà Triệu

Bà Triệu Ẩu - Tranh Đông Hồ

Hình ảnh Bà Triệu trong rất nhiều tài liệu đều nói, bà có cặp vú rất dài. Như cuốn Lịch sử VN tập I, nxb Đại học & THCN, năm 1983 do các tác giả Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh biên soạn thì huyền thoại về một người phụ nữ có “vú dài ba thước” vốn rất phổ biến ở phương Nam, từ Hợp Phố đến Cửu Chân. Như truyện “Tẩy thị phu nhân”, “Tiểu quốc phu nhân” đều nói họ là những phụ nữ cao to và có vú dài đôi ba thước….Có thể, vì bà Triệu cũng là một người phụ nữ kiệt xuất, nên dân gian đã dùng hình tượng này khoác lên cho bà

Kinh Dịch của người Việt?

Nguồn gốc Kinh Dịch của người VIỆT?

Nguyễn Thiếu Dũng
Tạp chí Xưa & Nay – Số 332 tháng 5/2009

Người Trung Hoa đã có 2000 năm để nói Kinh Dịch là của họ, có hơn vài ngàn tác giả với hơn mấy ngàn đầu sách luôn luôn khẳng định điều này khiến nó đã thành một sự thật hiển nhiên khó ai cãi lại được. Nhưng ngày nay đã có những chứng cứ cho chúng ta thấy rằng nguồn gốc của Kinh Dịch không thể tìm thấy ở Trung Hoa, mà Việt Nam mới chính là nơi khai sinh Kinh Dịch.

Chuyện cột đồng Mã Viện

Đồng Trụ chí kim đài dĩ lục?
(Cột đồng nay đã mọc rêu xanh chưa?)

Đằng giang tự cổ huyết do hồng!
(Sông Bạch Đằng từ xưa máu đã nhuộm đỏ)

Từ hồi còn nhỏ, sống ở làng tôi đã nghe người già kể nhiều về cột đồng Mã Viện. Các cụ nói, dưới chân cột là cả một kho vàng bạc châu báu do quan quân nhà Hán khi sang trấn nhậm xứ Giao Châu cất giấu để con cháu họ sau này thừa hưởng. Trên nhiều tài liệu, diễn đàn, nghi vấn thực hư về cột đồng ở đất Giao Chỉ xưa vẫn còn là câu hỏi lớn cho người đời.

Đại nạn Trung Hoa thời nhà Minh

Đế quốc Trung Hoa thời Nhà Minh năm 1580.

Quan hệ V-T

Tìm được bài của Vũ Cao Đàm phân tích về quan hệ rất rất phức tạp. Thế là đã sưu tầm được 2 bài viết của những người đã từng đi học ở TQ (bài trước là bài không thể không nói ). cả 2 người này, khác nhau về ngành nghề, nhưng hình như đều có chung nhận xét: vấn đề xuất phát không phải từ nhân dân TQ, trí trức TQ mà từ vua của họ...

Các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Hoa đã phá hoại tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt – Trung


Gần hết cuộc đời, tôi đã nuôi trong lòng tình hữu nghị cao cả với đất nước quê hương của Đức Tổ họ Vũ của tôi...

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2009

Palais du Pharo 2





Load ảnh lên cái blog này chán thật đấy, vừa lâu, vừa khó chỉnh, hơi tí là ảnh biến mất. Nhờ Picassa thì nhanh hơn nhưng lại chỉ được 4 ảnh 1 lần. chỉnh sửa bố cục khó. Chán thật.

Posted by Picasa

Palais du Pharo

Một Week-end nắng đẹp, tinh thần phấn chấn vì sắp đến ngày về, tỉa nốt 1 trong 2 mục tiêu cuối của chuyến đi Marseille: Palais du Pharo. Tuần tới sẽ đến lượt Vieille Charité nhé...



Đi bộ từ khách sạn tời chỗ cái biển này cũng xa phết đấy, hết dọc hiều dài vieux port.
Các cụ già ngồi nghỉ, cho chim ăn bánh mỳ vụn


Posted by Picasa

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009

Dejeuner chez Devred

Chủ nhật, được mời đến ăn ở nhà ông bà Philipe và Jacqueline Devred. Ông là giáo sư về chẩn đoán hình ảnh, đã từng phụ trách vấn đề FFI Việt nam tại Pháp, do vậy 2 ông bà có thời gian ở Vietnam khá dài. Biết hết các ngóc ngách (nhưng cũng phải còn lâu mới đạt đến trình độ Alain và Bertrans- hát karaoke và chửi nhau với hàng tôm hàng cá , mặc cả xe ôm...).

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2009

Tous ensemble TF1-C'est l'humanité,la fraternite



L'émission du 5 décembre 2009 samedi 05 décembre à 17h50 Tous ensemble Cette semaine, Tous Ensemble vient en aide à Karène et son compagnon Aurélien et leurs trois enfants. Après plusieurs coups du sort et faute de ressources, le couple n'arrive pas à finir sa maison. Pour tenter de faire des économies, ils vivent dans un mobile home sur le chantier depuis plus d'un an. En mai 2008, le couple a un coup de cœur pour une maison ancienne qu'ils décident d'acheter pour la rénover eux-mêmes. Courant octobre 2008, l'acte de propriété est signé et les travaux commencent. Au même moment, le couple vit dans un appartement en location. Mais très vite financièrement, la situation s'aggrave, Après la naissance de Titouan, Karène est en congé maternité. Mais elle ne peut retourner au travail suite à des problèmes de santé. Un couple d'ami leur propose de leur prêter un bungalow. Pour Karène et Aurélien, c'est l'impasse. Ils décident d'accepter l'offre et installent ce bungalow à 100 mètres de leur nouvelle maison en décembre 2008. Cette situation est provisoire pour le couple, c'est l'affaire de quelques mois, le temps de finir les travaux essentiels pour que la maison puisse accueillir toute leur famille. Mais le sort s'acharne sur le couple : en février 2009 une tempête s'abat sur toute la région. Résultat : les dégâts sur la bâtisse sont considérables. Les travaux avancent très difficilement. Voilà maintenant presque un an, qu'ils vivent dans le bungalow. Une situation qui devait être provisoire qui s'éternise. Difficile d'imaginer un autre hiver dans ces conditions. (TF1.fr)
Mình đã khóc rưng rức khi xem xong chương trình này. Mặc dù khi đó, đang ăn tối, khi bật TV thì đã qua thời điểm bắt đầu, khi đó, trong đầu có rất nhiều dự định, nhiều tình cảm khác.
Tóm tắt câu chuyện, Marc Emmanuel, 1 phóng viên của TF1(hình ảnh trên), chuyên trách Ct này, mỗi tháng (hay mỗi tuần nhỉ?) tìm ra 1 gia đình(Pháp, tất nhiên) cần giúp đỡ (lần này là về mặt nhà cửa, xây dựng). Tất cả công việc đều là tự nguyện. Anh này phải tự đi vận động mọi người giúp, không công.

Marseille. Vieux Port

Sáng thứ bẩy, mùa đông, gần Noel rồi. Mặt trời rực rỡ trên nền trời xanh kiểu O.M. Nhìn qua cửa sổ, thấy các loại Tây chùm áo , khăn kín mít- trời lạnh mà.
Đấy là đã hết gió Mitral rồi đấy. Hôm qua, chờ bus ở ngoài đường, gió Mitral thổi bay người, lạnh tê tái, tê dại, tê cóng, tê buốt, tê ..ái.
10h, nhẩn nha pha cafe , Cote D'or nhé (mấy loại của Ý và Brazil... không hợp lắm!). Rồi rang cơm-1 bát nhỏ thôi ... Lại cơm rang trộn đậu đũa cắt nhỏ và 1 nồi soup rau. Phải ăn không thì không thể đi ra ngoài được...yếu không ra gió!!!
Ở Marseille, nếu đi ra ngoài đi dạo, chắc chỉ quanh quanh: Vieux Port, và mấy địa điểm đẹp: như công viên, đường Kenedi dọc bờ biển, nhà thờ... và mấy cái trung tâm thương mại thôi.
Sáng thứ 7 và CN, ở Vieux Port có 2 cái chợ. Chợ cá của ngư dân và chợ hoa của người trồng hoa- nông dân. (TP tổ chức, ko phải tự phát)
Mấy ông bà bán cá này đội mũ của ông già Noel. Lần trước mình mua cá của họ, vì nghĩ họ thật thà tốt bụng (trông nghèo nghèo khổ khổ mà), nhưng, bán cá vẫn là bán cá. Khi mình đề nghị đánh vẩy con cá , mụ bán cá từ chối, với lý do là mình mua có 2 con cá bé tí, tự làm đi... sau lần đó, bố gí... vào nhé. Mua trong siêu thị , cá làm rồi, sạch sẽ, lại không phải mặc cả, ko phải chia động từ... hừ!
Ảnh trên chụp phía bờ métro, có 1 cái thuyền cá của ngư dân thật, trông bẩn bẩn, lúc này ko có thuyền du lịch đậu (lấy chỗ cho các thuyền cá mà), chứ bình thường thì tàu bè đậu san sát, mà toàn tàu du lịch thôi, đẹp và sang trọng kinh khủng. Đứng ngắm mà dớt dãi lòng thòng, mồm há hốc. (may mà ở đây ko có ruồi..)

Thuyền buồm với cột = gỗ nhé, dân chơi đấy. ở ngoài đẹp hơn nhiều. Tại cái máy ảnh kém 'hic'

Thuyền này bán, ai mua không?

Thuyền của đội Thuyền buồm chuyên nghiệp, vừa được giải quốc tế cách 1-2 tuần gì đó

Còn sau đây là chợ hoa, của những người nông dân thực sự chứ không phải của bọn phe, hì hì

Chợ hoa ở phía mairie. Đây là hoa hồng màu tro. Cũng đẹp và lạ đấy chứ?

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2009

Bài này dành cho các bà vợ (tức là có phần của thị Tèo )


Câu chuyện hài hước nho nhỏ này chỉ chứng tỏ 1 điều rằng, khi người đàn ông còn quan tâm đến vợ nghĩ gì về mình thì người vợ ấy sẽ hạnh phúc , gia đình ấy sẽ hạnh phúc... tuy nhiên đấy là thằng hơi hèn hèn. Nhân vật tạo tiền đề cho câu chuyện này cũng chẳng quan tâm mấy đến vợ nghĩ gì về mình, vì ông ta là tổng thống Mỹ. Ông ấy dành vấn đề này cho những ai không phải là tổng thống... như mình chẳng hạn?

Cá hồ Tây


Có một mơ ước chung của gần như mọi " cần thủ" miền Bắc (không chừng cả tp.HCM nữa) là câu được cá hồ Tây. Được câu ở hồ Tây đã khó- vì đơn giản là bị cấm, câu được cá còn khó hơn. Câu được chép hồ Tây đã oách rồi, câu được trắm đen thì ... thôi, không còn gì để phấn đấu nữa. Cái sự đi câu vốn đã là 1 thú chơi phức tạp, lại khác nhau nhiều ở từng vùng, miền, quốc gia, Tây, tàu... đã được những "cần thủ đỉnh cao" mô tả, kể lại kỹ lưỡng trong nhiều web câu cá. Tôi thích và nể web 4 số 9 nhất, các anh viết chuyện, viết bài hướng dẫn mô tả nhiều...và rất tỉ mỉ, rất hay. Nhưng bài báo sau đây tôi lại copy từ 1 web của 1 bạn nữ , đâu như cũng copy lại từ 24h... coi như là 1 sự ngậm ngùi cho sự nghiệp câu cá của tôi (bị dang dở bởi 3 bạn nữ khác...) cũng như của các em "Trắm đen hồ Tây" mà tôi mơ mộng nửa đời (từ khi biết câu, thích câu cho tời giờ... he he)

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2009

Phòng chống tham nhũng trong ngành y tế


Đọc bài trên Vnexpress và của Gs Tuấn, còn có quá nhiều điều không thể giải quyết nổi để phòng chống "phong bì". Thực trạng lương 3t mà thu nhập 40 t tháng của bác sỹ 40 tuổi...đáng suy nghĩ nhỉ

Mệt



Hôm qua làm một hơi, từ 9h sáng đến 7h30 tối. Sáng chỉ ăn 4 miếng bánh mỳ xốp (brioches). Tối về , lạnh tê tái. Trong lúc chờ xe bus, có 1 "cháu" mặc váy với tất chân, không áo khoác cứ run lên cầm cập làm mình lạnh lây. Tự nhủ, lạnh thì vẫn thế, tại sao khi thấy nó đang run cầm cập thì mình cũng bị lây, run lên cầm cập nhỉ? buồn cười thật... mũi dãi lại ươn ướt. Cái bus mà đến chậm khoang nửa tiếng nữa thì mũi mình có khi lại loét. Lạnh thế, 2 vành tai bắt đầu buốt buốt thì cái xe bus thổ tả ấy mới đến. Xe chật đến nỗi không thể lên xe = cửa trước( bắt buộc, để composter), cửa giữa mọi người nêm chặt vào nhau, như VN thời kỳ bao cấp. . Mình nhìn tình trạng đó, cân nhắc 1 hồi xem có nên đi hay chờ xe sau. Ở Marseille ko nói trước được điều gì, nhỡ cái xe sau cũng như xe này , chậm nửa tiếng nữa thì có khi mình chết ở đây mất vì đói và rét, đành nghiến răng lao lên, được cái là mọi người cư xử văn minh, Pháp mà lỵ... một lúc sau xe cũng vãn dần. Trên xe, lúc vãn khách, đầu óc mình lại tính chuyện ăn uống. Thổi cơm thì lâu, ngại, mệt thế này ăn thế nào được, thôi thì đi mua bánh mỳ, ăn hôm nay và sáng mai cũng có cái nhai. Bánh mỳ? phải chịu khó đi đến đầu phố nhé, 70 cent... Bữa tối diễn ra nhanh khủng khiếp. Bánh mỳ kẹp trứng tráng hành tây thái nhỏ- ngon!!! Soup rau, 1 miếng filet cá biển (tên là gì thì cũng vào bụng nhanh) ăn xong có "quả chuồi tráng miêng". Trong lúc làm, còn tranh thủ thổi nồi cơm cho ngày hôm sau, và nửa củ hành tây thái sẵn cũng chờ ngày mai... Ăn xong, đỡ mệt, ngồi viết 1 bài cho các con Tệu và Pít. Định bụng post bài hát có con hà mã và con chó lên, vì thấy Pít vui vẻ nhí nhố giống con chó con đáng yêu đấy (bố thấy bố cũng giống nó) nhưng cuối cùng lại chọn bài hát của Aznavour...
Tối nay cũng làm cơm siêu nhanh. Cơm rang hành phi, với đậu đũa cát nhỏ, xào qua. Mình có sáng kiến cắt nhỏ miếng Steak Hache xào chín rồi trộn cơm ăn cho thay đổi. Nồi soup rau- vị phở vẫn chưa hết hẳn, ăn bắt đầu kinh kinh.
Tối hôm qua tham dự lớp học DU Echo Endoscopie.
SÁng nay dậy sớm, gội đầu ăn uống no rồi đi làm sớm. Đến nơi lại chẳng có ai (hôm qua mình nghe thấy Marc nói là nhiều bệnh nhân mà...), bực đéo chịu được. Lại đứng lang thang vất vưởng chờ, may mà vớ được thằng Angierie tán gẫu và chờ cho đỡ "dơ" mặt. Nếu là FFI, mình còn có thể ngồi trong bureau xem sách vở, xem hồ sơ, xem bệnh nhân... chứ cái post của mình chỉ là FFO, ko có chỗ nào để ngồi cả. Tuy nhiên, hôm nay cũng xem được 3 cas hay ho: 1-bệnh nhân hơn 60t- Marc cắt polype, sử dụng đầu hút của thủ thuật dissection sous muqueuse, thủng luôn dạ dày, 1 lỗ tròn xoe, 12-13mm. Marc xử lý bình tĩnh, khéo léo, kéo mạc nối bịt vào chỗ thủng, rồi kẹp thêm 6 clips Boston nữa (ưu điểm của Bos. là cành dài khỏe, đóng mở nhiều lần trước khi kẹp chặt hẳn. ưu của OLY là rẻ, dùng lại được phần dây và tay cầm) Bệnh nhân này chắc sẽ ổn (hậu phẫu ko đau đớn mấy) Ông này là hàng xóm của Marc. 2-bệnh nhân được mổ vòng DD chống béo, vòng này gây hẹp, ứ đọng. Marc cắt vòng xơ từ trong nm dd. Mình phải học cách xử lý kiên nhẫn, từng tí từng tí một. Không thủng không chảy máu, xong đặt 1 stent cover toàn bộ để chống hẹp lại và có thể rút sau này...3-Bệnh nhân nữ 22 tuổi, phẫu thuật cắt bớt dd chống béo (PT Sleeve), không may lại rò, bục đường khâu, abces tồn dư góc lách. Đã dẫn lưu bởi radiologue nhưng ko kết quả. Marc bèn đặt 1 drain NB vào ổ, sẽ bơm rửa 30ml*3 lần/ 24h trong 2 tuần, đặt 1 stent cover hoàn toàn cỡ to nhất 24mm- bilan lại sau 6 tuần... Còn lại 2-3 cas EEP. Suy nghĩ của mình: muốn phát triển NS, nhất thiết phải có dụng cụ tốt. Tức là phải đầu tư tốt, bệnh nhân phải được chi trả tốt. Chứ cái kiểu thích rẻ, không thích mua dụng cụ gì thì sẽ không phát triển được. Nhìn lại quá trình của BV mình, chắc chỉ có 1 người làm được cái kiểu" nước lã mà gột nên hồ" ấy thôi. Nguy hiểm cho bệnh nhân, và cho cả thày thuốc...

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

To my daughter

Mấy hôm trước, nhân dọn dẹp máy tính, tìm thấy bài hát "To my daughter" của Charles Aznavour. Đây là một trong nghững ca sỹ yêu thích nhất của mình. Ông hát rất tình cảm, mắt lúc nào cũng hơi buồn buồn, ướt ướt (trông hơi hèn!!! hi hi). Bài hát của ông thường là một câu chuyện, một lời tâm sự có đầu có cuống hẳn hoi. Trong mênh mông các bài hát Pháp, những người hát thể loại này thường là trung niên, hoặc già rồi. Những bài hát được gọi là: Nostalgie... có hẳn 1 kênh FM riêng cho thể loại này, cũng như cổ điển, Jazz...Charles là đại diện xuất sắc của loại nhạc kiểu Nostalgie, buồn buồn, tự sự, kể chuyện tỉ tê, giọng Pháp cổ, rõ ràng, với âm "r"rất rung...Ông được sinh năm 1924, ở Paris, nhưng gốc Armenia. Ông có thể nói và hát được 9 thứ tiếng khác nhau, đóng nhiều phim và viết nhiều bài hát. Ông là bạn của cựu tổng thống Pháp J.Chirac, là đại sứ Armenie tại Thụy sỹ... được dựng tượng ở quê nhà- Armenie... (nguồn wikipedia).

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

Buồn cười thật , vợ ơi



Mấy hôm trước, tối buồn quá, tinh thần xuống thấp ghê gớm. Uống vài ly rượu vang. Mùa Beaujolais mới đã đến . Beaujolais năm nay ngon thật, thơm ơi là thơm. (thấy ông bạn bán quán bảo bọn Tây cũng nhận xét như vậy!!).

Mẹ



Đêm qua nằm mơ thấy mẹ. Sau đó tỉnh hẳn, không ngủ lại được nữa. Với cảm giác êm đềm ngọt ngào mình sắp xếp trong đầu câu chuyện giấc mơ và cương quyết viết thành bài.

Lịch sử cầu Long Biên

Trong ký ức của tôi, cầu Long Biên gắn với những khổ ải mà ông nội tôi, bố tôi đã vượt qua những lần đi Tây, những lần vào "miền nam". Những lần tắc cầu khủng khiếp, in hằn vào tâm trí người lớn. Còn tôi, trẻ con bé tí ở thời điểm đấy, chỉ thấy thích thú mỗi khi được đưa ông, bà, bố đi ô tô qua cầu...Để bay đi Sài gòn, để bay đi Pháp, chỉ có 1 cách là qua cầu, đến sân bay GL. Sự kinh hoàng của thế hệ đó với thế giới bên kia cầu thể hiện rõ khi tôi nói với mọi người trong gia đình rằng, tôi sẽ mua căn hộ bên kia cầu, bên Gia Lâm, bên Je ru gia lâm-  như bọn trẻ chúng tôi vẫn hay nói đùa."Mọi ngả đường đều dẫn về Dê ru Gia lâm".

Không còn hút thuốc nữa

 
Khía cạnh tích cực nhất, làm mình sung sướng nhất của lần đi Tây này nằm ở chỗ: hoàn toàn bỏ thuốc. Có thể nói vậy,  tuy thỉnh thoảng 1-2 lần vì vui vẻ, mà rít 1-2 hơi (Xin Chúa tha tội!!!). Không thấy ngon lành gì, không thấy phê gì, ngược lại , lòng tràn đầy lo lắng, không biết sáng mai tỉnh dậy, mình có ho không, không biết trong đêm mình có bị nghẹt thở đến tỉnh ngủ không?. Lần đi Marseille này, đồng chí vợ đã chuẩn bị cho rất nhiều thuốc, may thay, không phải dùng đến 1 lần nào những thuốc xịt mũi, thuốc kháng histamin, thuốc bôi. Chẳng bù cho lần đi Clermont 07- địa ngục, mình liên tục phải vào văn phòng xin thuốc , mũi dãi chảy liên tục, lở loét lung tung- đau và rát. Cũng phải thú nhận rằng:hồi ở Cler, mình cũng vẫn còn hút tuy có ít đi 1 chút.

Sướng !!! nhìn cảnh này chắc vợ mình ủng hộ bỏ thuốc lắm, mát lòng mát dạ lắm, hihi .
Cũng có người nói hút thuốc hại phổi lắm, Nhìn quả này thì biết. Chẳng biết phổi bị hại ở đâu chứ, chỉ nghi ngờ rằng sẽ "đứt" vì kiệt sức trước ấy chứ. Thôi, em chã... em bỏ thuốc em về với vợ em thôi. (hehe... vợ mát lòng mát dạ chưa)
 Từ ngày sang đây, 2 lỗ mũi mình như tìm thấy thiên đường. Lúc nào cũng thông thoáng, khô sạch. chỉ có mấy cái lông ngứa di tích của thời kỳ đại hồng thủy (hừ, láo, nhổ hết cho đỡ gây hậu họa...). Có lẽ vì khí hậu biển, thêm vào đó là môi trường ít bụi, thêm nữa vào là không phải hít cái mùi Cidex nữa chăng?
Quan trọng nhất là:

Marseille muôn năm.

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009

3 lần đi Tây- tiếp.


Lần 3: Marseille, cũng 3h tàu nhanh từ Paris. Ấn tượng đầu tiên là metro xấu , bẩn , và nhỏ. Khu trung tâm thành phố bẩn thỉu, Quá nhiều Rệp, có lúc không thấy người da trắng nào. Giao thông lung tung , như VN( tất nhiên là hơn nhiều, chỉ là tồi nhất trong nước Pháp thôi ), có phần giống Roma. Mình lấy vài quyển hướng dẫn du lịch, lần lượt đi thăm quan các điểm nổi tiếng...

3 lần đi Tây

Sáng nay tỉnh dậy, nằm ườn trên giường. Ngoài cửa sổ nắng rực rỡ, và trời xanh ngắt không 1 gợn mây. Theo dự báo thời tiết ở ti vi, chiều nay sẽ có mây, và nhiệt độ trung bình 13 độ. Tự nhiên mình có ý nghĩ viết 1 vài so sánh 3 lần "bố nó đi Tây" của mình. Đáng nhẽ ra phải khi về đến HN mới viết, nhưng lại sợ về đến nhà thì sẽ không có thời gian...
Xuất phát điểm: lần đầu tiên, tất cả sự háo hức , hồi hộp, tò mò, lo lắng trong đầu. Chưa bao giờ xa nhà lâu như thế. Lần thứ hai: hồi hộp, ko biết nước Pháp thay đổi ra sao sau 7 năm. Lần thứ 3: dửng dưng, không muốn đi tý nào, sau đó chuyển sang trạng thái: đi cũng được, ko đi được cũng ko sao. Khi vào sứ Pháp làm visa, cái thằng ở phòng Visa còn vặn vẹo, mình phớt tỉnh: đây là phòng hợp tác bảo tôi thế, tôi ko biết, ông muốn thế nào tùy ông... hehe. Cuối cùng mọi sự cũng trôi chảy.

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Gà trống.


Savez-vous pourquoi le coq est l'emblème national sur le maillot de l'équipe de France de football? Parce que c'est le seul animal qui chante même quand il a les pieds dans la merde.
  Tại sao con gà trống lại được coi là biểu tượng của nước Pháp: nó là con vật duy nhất vẫn hát ngay cả khi 2 chân dầm trong cứt, trong khó khăn, nguy hiểm???. A ha, lần đầu tiên nghe thấy ý này. cũng vui và có lý. Mình cho rằng Pháp là dân tộc thích hát và hay hát nhất ? không biết có đúng thế không? Thời gian ở đây mình thấy rất nhiều chương trình truyền hình, nhiều câu lạc bộ hát hò (Corine và Ghis ấy), và chứng kiến nhiều người Pháp với "gout" âm nhạc của họ. Michel Sardou - ca sỹ ưa thích - có bài hát: en chantent, làm gì cũng hát, kể cả làm t...hihiTiếc là không được chứng kiến Mỹ thế nào, Anh ra sao, Đức nữa....!!!
Câu này trích trên báo Pháp, đả kích chiến dịch chống lại Henry. Cái tay của cầu thủ này đã chia nước Pháp làm 2( do bàn thắng từ cái tay của anh ta đưa nước Pháp đến Nam Phi năm sau 2010).
Ce n'est pas la rigouette qui tourne, mais le vent
Không phải tại cái chong chóng nó quay, mà tại gió. Có lẽ cũng gần giống câu của VN: " tháo dạ đổ vạ cho cứt" câu của ta hay hơn. Có lẽ , vấn đề ăn uống ở ta quan trọng và thường ngày hơn , còn ở Pháp là trang trí, hát hò...???

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

"Chúng tôi đi trên dây, nhưng không có cây thăng bằng"

Vật lộn với một đống phím và cái màn hình để tìm bài viết về bố đăng trên báo Lao động.

Ngài...SOS

Bài này có cái đề hơi...ấy! nhưng cứ lấy làm tư liệu vậy. Cẩn thận không bố lại bị quy thành phần "tư sản" đấy, hihi. Nhưng dù sao thì bố cũng là nguyên đảng ủy bệnh viện VD còn gì, chẳng nhẽ các bác điều tra lý lịch nhầm...? Hihi, "ngài" bố cũng có bài báo này....
Còn bài trên báo lao động nữa cơ, chưa tìm được

Nhớ ông 2- Đại thụ ngành nhi

Ngồi viết về ông, cứ lan man từ chuyện này sang chuyện khác. Có chuyện người khác viết, xem chừng có vẻ nghề hơn, thôi thì cứ copy sang đây cho chắc chắn, nhỡ mấy hôm nữa các bác ấy giải tán thì chán chết.
Mình không thích cái ảnh trong bài. Trông tội quá.

Rùng cả mình, rùng cả mình

1. Cảm động thật nhưng hơi sợ: Câu chuyện kể về người đàn ông vợ chết khi đang đi làm ăn xa, về nhà ,sau 20 tháng ngủ ở ngoài mộ  vợ,mêt mỏi quá ông bèn đào mộ vợ lấy xương, bỏ vào tượng vợ=thạch cao mà tự ông làm. Mặc quần áo cho bức tượng với xương cốt ở trong, ông để lên giường và nằm ngủ cạnh, đến nay đã 7 năm.

Gặp người ôm xác vợ ngủ gần 7 năm nay
 Một mình tui giữa khuya âm thầm đào mộ vợ lên, bốc toàn bộ hài cốt đem về bỏ vô bức tượng. Sau đó tui bận quần áo và để nằm trên giường. Từ đó đến nay, tui ôm tượng vợ ngủ ngon lành


OM.JPGNgười đàn ông 55 tuổi có những việc làm khác người này có tên họ đầy đủ là Lê Vân, sinh năm 1954. Trú tại tổ 12, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình-Quảng Nam.

Trong căn nhà cấp 4, nằm nép mình bên quốc lộ 14 E, cách ngã ba Cây Cốc quốc lộ 1A khoảng chừng 200m. Ông Vân sống cùng 3 đứa con nhỏ và xác người vợ được đặt trong bức tượng nặn bằng đất sét và thạch cao. Kế bên nhà ông là cơ ngơi của 2 người con đã trưởng thành, có gia đình riêng.
 Vợ ơi, anh cũng yêu em lắm, nhưng anh không bắt trước bác này được đâu em. Em sẽ hỏi tại sao? Anh sợ à?...trẻ con còn không sợ, nó bảo là mẹ nó đấy, có gì mà sợ, sao anh lại sợ em??? Xét cho cùng , có khác gì đâu. Xương đấy, thịt đấy, quần áo đấy. Ở với nhau lâu rồi, vừa mở miệng đã biết định nói gì, nhiều khi chỉ trả lời cho có, nhiều khi chỉ thấy nhau ở đó là đủ, cầu mong nhau đừng nói thêm gì nữa...đêm nằm thì ôm ấp. Khuyu rồi thì tê tay, lại nằm quay đít vào nhau, khác gì đâu. Tối nằm ôm vợ xem vô tuyến chẳng hạn, có ai muốn ai nói gì đâu?...
Anh nghĩ ra 1 câu trả lời, em biết mà, anh chỉ hòa là cùng, ko bao giờ thua khi cãi nhau đúng không? Anh sẽ trả lơi em rằng, như vậy cũng hay, nhưng ko tự nhiên. Con người sinh ra từ "cát bụi" như TCS đã viết, rồi phải trở về cát bụi chứ. Chỉ có thần phật mới thoát khỏi vòng sinh tử, mới dựng tượng, lưu cốt...Chúng mình yêu nhau hoàn toàn tự nhiên, tự nguyện, tuân theo quy luật của tự nhiên, của con người, sinh con đẻ cái, già rồi, bệnh chết cớ gì đa sự làm thế này? trên đời này, có gì là bất tử đâu nhỉ. Chẹp, chẹp, ông này hâm, duy ý chí quá.
Về vấn đề này, có bác Tuấn, GS bên Úc lại có cánh nhìn khác, y học hơn
http://tuanvannguyen.blogspot.com/2009/11/co-phai-necrophilia.html Có phải necrophilia?
Bác lập bọ cũng hết ốm rồi, bên nhà bác vui lắm, "bách gia" chư tử nhé http://quechoablog.wordpress.com/2009/11/26/ai-t%E1%BB%AD-thi/




2. Cái này cũng rùng mình, nhưng kinh cả người, càng nghĩ càng thấy sợ: Phóng viên Hoài Nam báo TNOL đã làm 1 phóng sự điều tra ở miền Nam, cho thấy, mỡ-dầu để phi hành khô, bán ra khắp nước VN nhỏ bé, đông dân này là dầu mỡ lấy từ nước cống, hố ga, chỉ để lắng, lọc rác thôi...

Bí mật “hành phi” Kỳ 3: Sự thật kinh hoàng 
...Nước rửa máy móc có lẫn dầu chiên, và cả dầu nhớt cùng tạp chất khác, chảy xuống một hố ga, chờ tạp chất và cặn lắng xuống, dầu thừa nổi lên thì đem hớt bán cho đại lý thu gom dầu thải. “Thế nên tụi tui gọi là dầu hố ga”, đại lý này thật thà.
...đến khi 5 chiếc can đầy đến miệng thì cũng là lúc dầu trong hố ga cạn, bên dưới toàn nước đen xì. Cầm ca nhựa khoắng thấy toàn nước màu đen sền sệt bùn đất, rau rác, H. ném cái ca lên miệng hố ga, than: “Hôm nay được ít quá”.
...Theo các đại lý thu gom dầu thải, dầu hố ga chiếm khoảng 70% lượng dầu “nguyên liệu” của các cơ sở chế biến dầu thải. Ngoài các loại rác hữu cơ, trong dầu này còn chứa cả dầu nhớt và chất độc hại khác khi rửa máy móc trôi xuống... Và những chất dơ bẩn, độc hại này vẫn hằng ngày theo một chu trình chế biến hành phi bẩn đi vào bao tử của nhiều người!
Tại sao họ có thể cư xử với cộng đồng như vậy được nhỉ??? Chẳng nhẽ họ không có một chút hiểu biết kiến thức nào? chẳng nhẽ chỉ với vài trăm nghìn , họ đã có thể làm như thế với nhân dân. Họ là: những người thu gom dầu mỡ, là những công nhân, là cơ quan xí nghiệp đã bán dầu ở hố ga, là những người làm hành phi... Thật dã man, thật khốn nạn. Những con người này có bao nhiêu phần là người nhỉ??? bọn này...là súc vật, là chó má (loại chó ăn thịt chó ấy).Càng nghĩ càng thấy ghê tởm, rùng mình.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009

Nhớ ÔNG


Ông nội tôi là người thế nào nhỉ? Hình như con cháu ai cũng tôn sùng và sợ sợ. Ngày bé tôi cũng vậy sợ lắm, càng lớn tôi càng ít sợ ông hơn, mà thương ông nhiều hơn.

Nhớ đến 2 con gái- thương xót cho thế hệ trẻ

Ngày xưa, hồi mới vào lớp 1, mình nhớ mẹ dắt tay đi (bố đi công tác mà), ngơ ngơ, ngác ngác. Trường Trưng Vương rộng rãi, rợp bóng cây. Các anh chị xếp hàng sẵn, chỉnh tề, quần xanh áo trắng, có đội nghi thức trống kèn tùng tùng rất oách. Học buổi sáng, buổi chiều chơi với bọn trẻ con trong xóm. Đủ trò: quay, xèng, bi, phốc...lớn 1 chút thì đá bóng đá cầu...nhưng ko phải học thêm học nếm gì cả. Tôi chỉ phải đi học vẽ ở cung thiếu nhi thôi, 2 buổi 1 tuần, mà thực chất thì cũng là chơi suốt. Hà nội không đông đúc như bây giờ. Tôi tự đi học và tự về nhà, thỉnh thoảng cũng tạt ngang ở vườn hoa con Cóc , hay vườn hoa Canh nông, có 1 cái chuồng công rất to-hiện nay là chỗ 9x 10x nhảy hip hop ấy. Tôi hay chọn đường qua Bờ Hồ vì được thơ thẩn xem các anh lớn câu tôm, xem nhảy tàu điện một cách thán phục. Sau này phải đến đầu cấp 2 tôi mới dám nhảy tàu điện. Nhảy lên, đi một đoạn, khi thấy bác bán vé cầm cái cặp da to là lại phải nhảy xuống ngay vì không có vé, không có tiền...Giờ ra chơi, quả thật là ngày hội. Chúng tôi chạy, chơi sauver, trêu bọn con gái, đá bóng, đá cầu....lớp học thường không có ai ở lại. Nếu có ai phải ở lại, sẽ được hỏi ốm à... Đi học về, chúng tôi đứa nào cũng quần áo lôi thôi, bẩn thỉu, mồ hôi nhế nhại, mực ra đầy tay chân mặt mũi. Bây giờ, khi các con đi học, tôi thường hỏi chúng nó ra chơi bọn con làm gì? con chẳng làm gì cả, con nói chuyện với các ban... thế có buồn không. Các con không có thói quen chạy nhảy chơi đùa. Không còn nhảy dây nhảy ngựa, chơi đồ, chơi chuyền hay ô ăn quan nữa...bọn con nói chuyện trao đổi. Khi chọn trường cho con, 2 vợ chồng cùng đi xem cẩn thận. Ngoài những tiêu chuẩn của thời đại ra ví dụ : trường điểm, thày cô giáo tốt, bàn ghế tốt, lớp học không đông ... tôi còn có ý tìm trường rộng rãi cho các con có điều kiện chạy nhảy (nhà quá chật hẹp mà). Cuối cùng thì các con cũng không có thói quen vận động ít nhất như tôi mong đợi. Về nhà thì chỉ học học...

Hi hi, TQ là con voi giấy???


Bài này đọc buồn cười thật, một cái nhìn khác- tất nhiên rồi. Bác này nhận định tếu thật. GSTS N.Mạnh Hùng, đại học Laval Canada. Bác này chắc người Canadien chỉ coi TQ là con voi= giấy bồi = đô la, 3 chân đất và 1 chân gỗ...
Tuy nhiên, mình cũng thấy bài này gượng gượng. Copy ra đây vậy, sợ một thời gian nữa lại ko tìm thấy
http://www.tuanvietnam.net/2009-11-18-trung-quoc-rong-that-hay-voi-giay-
Nếu tính tổng sản lượng GDP, TQ có nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới, với ¼ dân số địa cầu. Nếu tính GDP/đầu người thì hiện 130 triệu người TQ làm được 1 đôla mỗi ngày. 35% dân số - tức trên dưới 455 triệu người - chỉ thu nhập dưới 2 đôla mỗi ngày, tức ở mức 700-750 đô la/năm. So vớí thế giới, người TQ vẫn chưa phải là nước giàu.
Chế độ an sinh (lợi tức hưu trí, y tế xã hội…) ở TQ còn phôi thai. Mức bất bình đẳng phân bổ ở mức cao - đo bằng chỉ số Gini, cảnh báo tiềm ẩn xung đột lớn. Nếu xét đến mức phân bố theo vùng, rạn nứt giữa những khu kinh tế đặc biệt ở duyên hải và những thành phố lớn đối với nội địa (mà nông nghiệp là chính) càng ngày càng lớn. Ngoài ra, TQ phải đối mặt với hiện tượng "lão hóa" trong cơ cấu dân số. Kèm theo đó là vấn đề môi trường bị tàn phá ở mức trầm trọng vì kỹ thuật kém và vì tầm nhìn ngắn.
TQ đã khởi đầu công nghiệp nặng và trung, nhưng vẫn còn tập trung trong khâu công nghiệp nhẹ để xuất khẩu. Năm 2010, TQ sẽ là nước có mức xuất khẩu lớn nhất thế giới, nhưng vẫn ở thế "kẹt" vì phải dùng đôla làm tiền tệ thanh khoản. Những nước mới nổi BRIC (gồm Brazil, Ấn, Nga, và Trung Quốc) bàn nhau về phương sách thay thế đồng đôla. Tuy nhiên, có sớm cũng phải 5 đến 7 năm tới việc này mới khả thi, và với điều kiện BRIC duy trì được mức đoàn kết tối thiểu. Điều này xét trong bối cảnh các quan hệ Ấn - Trung và Nga – Trung. Chẳng mấy dễ dàng.
Nhưng nếu cứ có khả năng "ổn định" củng cố tập quyền về mặt chính trị, chuyện vào vai siêu cường của TQ là có cơ sở. Siêu cường - chẳng phải vì TQ có kỹ thuật không gian cao, đóng được tầu ngầm nguyên tử, hay phóng được tên lửa mang đầu hạt nhân xa 2000 km (theo sau Mỹ 20 năm). Trung Quốc có thể trở thành siêu cường vì đã bỏ vốn đi buôn, đồng thời cầm giữ đôla như giữ lửa trong tay. Trung Quốc có thể trở thành siêu cường vì - như Âu châu đầu cuộc Cách mạng Kỹ Nghệ thế kỷ 18- 19 - "vắt sức" của giai cấp lao động trong nước và lũng đoạn tài nguyên từ những nước nghèo ở các châu lục khác. Trung Quốc hoàn toàn có khả năng trở thành đế quốc mới, nhưng hiện thực vẫn phải tùy thuộc thời gian trả lời. Nhưng, lực cản đã xuất hiện. Tây Âu, Nhật, Nga…bắt đầu quan tâm và có phản ứng trước chính sách kinh tế đối ngoại của TQ. Do còn vướng tay giải quyết vấn đề kinh tế mỗi nước, hiện họ chỉ đánh động nguy cơ trước "quyền lực mềm" và khẩu hiệu "đôi bên cùng có lợi" (win-win) "hài hòa" của Bắc Kinh.
Hiện, TQ có thể ví như một con voi. Voi bằng giấy (phủ đôla móc từ thặng dư lao động của nông dân phải đi làm công nghiệp trên thành phố), với ba chân đất sét (với môi trường bị tàn phá, lao động lão hóa, và bất bình đẳng trong phân bố lợi tức), một chân bằng gỗ (quân đội trung kiên với quyền lực chính trị). Nhưng TQ đã cấm quân đội "làm ăn". Chân gỗ hẳn chẳng còn được đóng đế sắt, và lung lay thế nào thì xin đợi vòng quay sau của bánh xe lịch sử.
Một Trung Quốc trong vai đế quốc thế kỷ 21? Vào vai siêu cường còn khó khăn thì khả năng TQ trở thành đế quốc vẫn là một viễn cảnh chưa thể hình dung được. Ngược dòng lịch sử, Đế quốc La Mã khai sinh từ một tổ chức quân đội kỷ luật và có khả năng kỹ thuật cao, sau rao giảng Kitô giáo - một hệ thống giá trị hoàn thiện hơn những nền văn hoá phôi thai ở Âu châu thời đó. Đế quốc của Hồi giáo đến sau, quân lực hùng hậu, phát triển thêm một nền khoa học. Với kỹ thuật dẫn thủy độc đáo, và kèm vào kinh Coran, cũng từ truyền thống tôn giáo vùng Trung-Cận Đông, họ mang tới châu Phi những giá trị mới. Đế quốc Anh, thống trị mặt biển, khai mào cùng một số nước Âu châu chính sách thuộc địa, mang theo hành trang những tư tưởng thời Phục Hưng và Khai Sáng. Đế quốc Mỹ, thắng Thế Chiến II, chia thế giới thành hai, rồi đi rao giảng những giá trị Dân chủ, Tự do…
Kể sơ như vậy, dẫu biết là không đầy đủ, nhưng tôi vẫn nói nhằm nhấn mạnh hai điểm sau: điều kiện cần để thành Đế quốc là lực lượng quân sự và kỹ thuật (kể cả kỹ thuật chiến tranh) cao; và điều kiện đủ là một hệ thống giá trị mới đi kèm, có khả năng thay thế những giá trị cũ kỹ lỗi thời. Về điểm đầu, TQ còn khá lạc hậu so với tiềm lực quân sự những nước tiên tiến. Về điểm thứ hai, thật khó tưởng tuợng nổi một hệ thống giá trị thời Xuân Thu-Chiến Quốc xưa hàng mấy ngàn năm lại có thể ảnh hưởng lên những con người thời đại hôm nay, với những phương tiện truyền thông hiện đại.
Dù có lập 70 Văn Miếu thờ Đức Khổng ở nhiều nơi trên trái đất, và mặc dầu không có ác cảm gì với nhà tư tưởng này, tôi vẫn tự thấy mình quả rất khó chấp nhận khi tưởng tượng ra một thanh niên da đen sì sụp lạy Đức Khổng, miệng lẩm nhẩm "Quân", "Sư", "Phụ"…như thứ bùa chú để giữ ổn định cho những vị lãnh đạo Phi châu. Việc đi xây Văn Miếu này chứng tỏ những nhà lãnh đạo TQ đang bế tắc trong sự tìm kiếm một mô hình văn hóa có giá trị phổ quát toàn cầu ở ngưỡng cửa thế kỷ 21 này.
Bàn cờ mới - Thế trận mới
Năm 2010 tới đây là một năm bản lề. Ở khía cạnh lạc quan như chuyên gia nói kinh tế Tây Âu và Mỹ sẽ tăng trưởng - nhưng chừng mực nhất định. Ở góc độ bi quan, nhiều người cho rằng kinh tế sẽ trồi sụt kiểu chữ W, vì vẫn còn bong bóng, và những cứ liệu căn bản không có gì mới mặc dù giá chứng khoán có tăng từ tháng 3 – 2009.
Quay lại thời kỳ Cục dự trữ Liên Bang Mỹ bơm hơn một ngàn tỉ vào nền kinh tế hầu cứu ứng nan đề "cạn nguồn" tín dụng - lý do khiến những đại công ty tài chính và ngân hàng không cho vay, cơ xưởng đình trệ, tức nền kinh tế "thật" suy thoái. Tín dụng (tiền tệ) là giấy, ảo, và là đơn vị trung gian giữa mua và bán những mặt hàng thật ( như trả lương lao động, mua nhiên vật liệu… chẳng hạn). Trên lý thuyết, bản vị trung gian tín dụng không tác động lên nền kinh tế "thật", nhưng trong thực tế cuộc trầm thoái vừa qua, thì không thế.
Tại sao? Giới tài phiệt đã đi qua chức năng truyền thống của ngân hàng, lao vào hoạt động đầu cơ may rủi qua những quĩ đầu tư, và ngay khi được hỗ trợ, họ giữ tiền chứ không cho vay để bôi trơn hoạt động kinh tế "thật". Bằng chứng là: vài tháng sau khi nhận tiền, khi chính phủ Mỹ định kiểm soát "tiền thưởng" của lãnh đạo những tập đoàn kinh tài vẫn lên đến 900 triệu đô (trong năm 2008 thua lỗ), họ đòi trả lại tiền đã nhận và từ chối không cho chính phủ Mỹ "điều tiết" tiền thưởng của họ! Mặc dù tân Tổng thống Obama được dư luận quần chúng ủng hộ, ông ta cũng đành "chịu thua".
Wall Street thắng Main Street, tài phiệt đã xử dụng nền kinh tế "thật" như con tin để ép nhà nước Mỹ lấy tiền dân cung ứng hỗ trợ họ. Mới đây, trong hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Pittsburg, những điều kiện chế tài vẫn lỏng lẻo, thậm chí đề nghị đánh thuế mua bán chứng khoán để giới hạn hoạt động đầu cơ thôi mà cũng không được thông qua. Với lãi suất hiện ở mức bằng 0, người ta cứ vay đôla mà không phải trả lãi, mang đi mua chứng khoán ở những nơi giá trị tiền tệ tăng lên so với đồng đôla, tạo ra khả năng thổi những quả bong bóng mới trên thị trường. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy mạnh miệng lên tiếng nhiều lần, cho rằng tương lai của kinh tế tư bản thị trường mấp mé bờ vực phá sản với sự lũng đoạn của khu vực tài chính - ngân hàng, nhưng tiếng ông dường như rơi vào thinh không. Đây có lẽ là vấn đề cam go nhất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa: "ảo" thắng "thực", và tài phiệt chễm chệ trên đầu mọi người (kể cả tổng thống, thủ tướng, quốc hội) ở những quốc gia dân chủ tiên tiến.
Sau trầm thoái, phân bố quyền lực kinh tế (và chính trị, như hệ luận) sẽ khác. Bên mất đi, hay suy giảm là các nước Mỹ, Nhật, Tây Âu và những nước Đông Âu mới gia nhập Cộng đồng châu Âu. Bên được là những nước nhiều tài nguyên, như Brazil, Nga, Úc, Canada. Còn TQ vẫn tiếp tục tăng trưởng, và nhân cơ hội sử dụng đôla đi buôn tài nguyên và đi "buôn vua" - kiểu Lã Bất Vi thời Chiến quốc, chắc sẽ phát huy trong một chừng mực nhất định vị trí của mình. Ở châu Phi, TQ giữ vai bảo kê cho những chính quyền độc tài, thao túng quyền lực chính trị địa phương, khai thác tài nguyên đồng thời để lại di sản là môi trường bị hủy hoại, mượn tiếng sử dụng lao động để di dân hòng đối phó vấn đề nhân mãn (ở mẫu quốc), tìm cách kiểm soát và điều hành yếu tố sinh tử là nguồn nước.
Về thực lực khoa học - kỹ thuật, TQ chưa phải là tiên phong. Và mang những giá trị phong kiến Khổng-Mạnh ra rao giảng như hệ lý luận trụ cột cho phương thức "ổn định để phát triển" đúng là đi giật lùi ít ra hai ngàn năm. Trong tình huống trầm thoái kinh tế toàn cầu, với túi đôla khổng lồ, TQ hoàn toàn có khả năng bành trướng. Nhưng mức độ phủ bóng của Trung Quốc chỉ trong một chừng mực, vì khi tương đối ổn định, những cường quốc kinh tế khác sẽ không thể ngồi yên xem con Rồng Trung Quốc tự do vẫy vùng mãi. Phi châu là chiến trường của cuộc xâm lăng kinh tế thế kỷ 21, và sự cố Tân Cương hẳn sẽ tác động tiêu cực lên cách người Phi châu - mà đa số theo đạo Hồi nghĩ - về khả năng hợp tác "hài hoà" với Bắc Kinh.
Tóm lại, thế giới thế kỷ này là thế giới đa cực: điều này rất tích cực, cho phép những nước chưa phát triển - trong đó có Việt Nam - thời cơ hợp tác đa phương với mọi đối tác. Quốc gia nào khép mình bó chặt vào bất cứ một quan hệ đơn phương nào cũng là tự nhốt mình trong cũi.
Quan hệ phức tạp Việt - Trung
Dân gian có câu "bán anh em xa mua láng giềng gần". Đó là trong việc cưu mang nhau. Nhưng nếu không cưu mang mà còn ngược lại, thì Việt Nam rất cần anh em xa để "hài hòa" các mối quan hệ. Hai lần Bắc thuộc mà Việt Nam chưa biến thành quận huyện TQ là điều thần kỳ. Ai đó coi chuyện Việt Nam phải vào quỹ đạo kinh tế của TQ như điều tất yếu hiển nhiên là một sai lầm chiến lược mà hậu quả là truyền đời.
Người Việt đã đổ ra không biết bao nhiêu xương máu và nước mắt để giữ nước. So với thời Nguyên Mông lùa quân sang xâm chiếm nước ta vào đời nhà Trần thì có hai điều phải xác minh ngay. Tương đối mà nói, Nguyên Mông xưa hùng cường hơn TQ ngày nay nhiều (đặt trong bối cảnh lịch sử từng thời kỳ). Và họ dùng quân sự để thôn tính nước khác, vì cách đây 500 năm chưa có những hình thái khác. Ở thế kỷ này, dùng giải pháp quân sự đi xâm lăng là bất cập. Thay vào đó là xâm lăng kinh tế, với sự đồng lõa của quyền lực chính trị địa phương. Thâm-và-hiểm hơn nữa, song song với kinh tế là xâm lăng văn hóa qua phim ảnh, sách báo, truyền hình, xây Văn Miếu, tượng đài… cho chiến lược đồng hóa.
Trở lại đời nhà Trần, Vua gọi họp Hội nghị Diên Hồng tìm đồng thuận toàn dân. Trần Hưng Đạo bỏ thù nhà để lo đền nợ nước, quan tướng một lòng, không chia rẽ vì cái tư riêng, góp sức với nhau cứu lấy sơn hà. Đời nay, thiển nghĩ cũng phải vậy. Xin hãy chấn dân khí, vì dân là nguồn lực chính giữ nước. Nước nhỏ, chúng ta hòa hiếu (theo nghĩa khác hẳn "bạc nhược"). Nằm sát nách một thế lực lớn, chúng ta tránh đụng độ, "nhu" hơn là "cương" - "như" hiểu theo nghĩa không có nghĩa là nằm chết nhẹp. Không "tham-sân-si", nhưng cũng không "bài xích" một người-láng-giềng-lớn. Chúng ta đã từng chung sống hòa bình với nhân dân TQ. Chúng ta có thể tiếp tục sống với họ, bên cạnh họ, trong khuôn khổ "tương kính tương thân".
Ngoài ra, còn kể đến các "anh em xa" - hiểu rộng ra là cả cộng đồng quốc tế muốn xây dựng một thế giới công chính. Phần tôi, tôi tin là có một nhân loại tiến bộ, công bằng, hành xử có chuẩn mực đạo lý, không làm ngơ trước "bá quyền". Người Việt Nam - không chỉ lớp lãnh đạo và chính quyền, làm thế nào để được sự hỗ trợ anh em vừa nói là điều đáng suy ngẫm. Và đó là yếu tố cho phép chúng ta tiếp tục tồn tại như một dân tộc.


Vài suy ngẫm về TQ của chuyên gia.

 Nhân đọc bài "chuyện ít biết về quan hệ Việt Trung thời chống Mỹ "trên blog Quê Choa, thấy hay quá. Quan hệ này thật phức tạp, lúc nào cũng như đi trên dây, không thể coi thường. . Về vấn đề này ,Blog của nhà văn NQL có nhiều bình luận hay (cũng có nhiều bình luận chưa hay!) http://quechoablog.wordpress.com/2009/09/29/chuy%E1%BB%87n-it-bi%E1%BA%BFt-v%E1%BB%81-quan-h%E1%BB%87-vi%E1%BB%87t-trung-th%E1%BB%9Di-ch%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9/
Sự việc này không mới, đã được những người lãnh đạo đất nước ở mọi thời kỳ biết đến. Bài sau đây là một ví dụ. Đọc xong tôi không ngờ là nó đã được viết ra từ năm 2005 bởi ông: Dương Danh Dy, trước khi về hưu năm96, ông là tổng lãnh sự VN tại Q.Châu-TQ. 

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Họ không biết tôn trọng đạo lý và không muốn bảo vệ chế độ?


Qua báo chí, nhất là VNN, biết được vụ án "buồn cười" và vô lý nhất trên đời này. Muốn viết cái gì đó để bày tỏ suy nghĩ của mình. Ngước lên, đã thấy 2 nhà văn to đùng có lời vàng ngọc... mà lại đúng ý mình quá cơ. 
 Cách đây lâu lâu, khi nhìn thấy báo chí đưa tin, tôi vẫn nghĩ là vớ vẩn, rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thôi, chắc là có chỗ nào đó thiếu sót... nhưng rồi, sự việc ko đơn giản như tôi nghĩ, như tôi mong đợi. Chỉ mong, khi có ý kiến của ĐT. L.H.Anh BT Bộ Công An, Thủ tướng N.T.Dũng thì công lý mới được thi hành. Chỉ mong, cuối cùng ai đó phải xin lỗi anh hùng lao động TKĐM Trần Ngọc Sương, dẫu rằng sau khi đày đoạ bà như thế, xin lỗi là chẳng bao giờ đủ...


Họ không biết tôn trọng đạo lý và không muốn bảo vệ chế độ?
Hồ Bất Khuất (blog Nghệ nhân huyện Quỳnh)
http://vn.myblog.yahoo.com/batkhuatho/article?mid=1863

Cái gọi là “vụ án lập quỹ trái phép” ở Nông trường sông Hậu gây nên sự chú ý trong cả nước không phải vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc, mà vì người bị truy tố và cái cách người ta truy tố. Người bị truy tố là nữ Anh hùng Trần Ngọc Sương, con của Anh hùng Trần Ngọc Hoằng. Hình như người ta muốn kết tội bà Sương bằng mọi giá, kể cả việc vi phạm quy trình tố tụng hình sự. Trong phiên phúc thẩm diễn ra ngày 19/11/2009, Thẩm phán Nguyễn Văn Trinh lớn tiếng:

Nông trường Sông Hậu đến nay vẫn là 100% vốn Nhà nước"(...) "những gì có được là tài sản Nhà nước" (...) "không chấp nhận những lời biện bạch của các bị cáo không chấp hành các quy định quản lý kinh tế do Nhà nước quy định" (...) "không chấp nhận việc các bị cáo khai sử dụng nguồn quỹ này qua ý kiến của ban chấp hành công đoàn" (...) "những người có công tạo ra của cải vật chất cho nông trường đã được hưởng lương và được khen thưởng" (...) "hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước" (...) "trong các báo cáo tài chính hằng năm của nông trường không có bất kỳ kiến nghị gì với các cơ quan cấp trên trong việc giúp đỡ những khó khăn của nông trường"...

Một số bài báo cho rằng, đây là những lời đanh thép, tôi thì lại thấy những lời này khuôn sáo, mù mờ, vô hồn, vô cảm...  Chữ  “Nhà nước” được  nhắc  lại nhiều lần, dường như là chỗ dựa duy nhất cho những lời buộc tội vu vơ. “Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước...”. Xin hỏi: Nhà nước thiệt hại ở chỗ nào, khi từ một vùng sình lầy hoang vắng biến thành một cơ sở kinh tế - xã hội tầm cỡ như Nông trường sông Hậu? Cái số tiền mấy tỷ đồng dùng để đi nước ngoài phải được xem như là một loại đầu tư, vì rất có thể, không có những chuyến đi đó, Nông trường sông Hậu đã không có được cơ ngơi như ngày nay.
 Hơn nữa, Luật sư Nguyễn Đăng Trừng chứng minh "chỉ riêng tổng tiền xuất nhập khẩu lúa gạo, phân bón ở Nông trường sông Hậu từ 1998-2003 đã là hơn 192 triệu USD. Theo quy định của Bộ Tài chính, 3% số tiền trên được phép chi cho hoa hồng, môi giới... tính ra là hơn 5,7 triệu USD. Được xài số tiền cỡ đó, mà bà Sương chỉ dùng hết hơn 2 tỷ để đi công tác, tôi nghĩ phải khen bà là quá tiết kiệm".
Vậy căn cứ vào đâu, ông Thẩm phán Trinh cho rằng, các bị cáo đã gây thiệt hại cho Nhà nước?
Trong việc lãnh đạo và làm kinh tế ở Việt Nam mấy chục năm qua, một số người có trách nhiệm, thông minh, giàu bản lĩnh đã “xé rào” để làm cho dân đỡ khổ hơn. Ví dụ, Bí thư Tỉnh Uỷ Kim Ngọc không chỉ làm sai các quy định về quản lý kinh tế, mà còn làm trái cả chủ trương, đường lối, nghị quyết. Ông đã dám thực hiện khoán hộ và chấp nhận án kỷ luật chỉ vì muốn người dân của tỉnh ông đỡ đói. Sau này, việc làm của ông đã trở thành cơ sở để thực hiện khoán trong nông nghiệp, mang tới sự no đủ như ngày nay. Việc làm dũng cảm của ông đã được ghi nhận và tôn vinh: ông đã được truy tặng huân chương cao quý cảu đất nước, một đường phố ở thành phố quê hương đã mang tên ông.
Còn việc làm của bà Ba Sương đơn giản và sáng rõ hơn nhiều. Bà cũng được tôn vinh ngay khi đang còn sống. Ấy thế mà bây giờ người ta lại muốn sổ toẹt vào sự tôn vinh ấy.

Trong vụ án Nông trường sông Hậu, Luật sư Nguyễn Trường Thành cho rằng vụ án “Lập quỹ trái phép” mà tòa án đang xét xử thì hồ sơ vụ án hoàn toàn không có các quyết định phân công Phó thủ trưởng cơ quan điều tra chỉ đạo điều tra vụ án; không có quyết định phân công cho các điều tra viên nhiệm vụ điều tra vụ án. Mặt khác hồ sơ vụ án cũng không có quyết định phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án “Lập quỹ trái phép”".
Vì vậy, theo luật sư Thành, theo quy định của điều 34, 35, 36 và 37 của Bộ Luật Tố tụng hình sự thì hoạt động điều tra, truy tố là bất hợp pháp. Luật sư Nguyễn Trường Thành còn dẫn ra hàng loạt dấu hiệu khác mà ông cho rằng đã vi phạm luật tố tụng hình sự trong quá trình điều tra vụ án "Lập quỹ trái phép" tại Nông trường sông Hậu. Cụ thể, ông Thành cho rằng việc đưa Nông trường sông Hậu là nguyên đơn dân sự của vụ án vào quy trình tố tụng, đặc biệt chỉ trước 4 ngày khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, chứ không phải từ trong giai đoạn điều tra, là vi phạm điều 52 luật tố tụng hình sự.
Nếu những ý kiến của luật sư là đúng, tôi rất thất vọng về phiên toà vừa qua. Người đứng dưới Quốc huy, lớn tiếng tuyên bố nhân danh công lý, nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lại vi phạm luật tố tụng hình sự thì còn gì để nói nữa?! Những điều luật sư đã nói giữa phiên toà, cần phải được làm rõ đúng sai. Ở hai phiên toà cấp địa phương (toà án huyện và thành phố), vấn đề này đã bị lờ đi, thì cấp trung ương (Toà án Tối cao) phải làm sáng tỏ điều này. Nếu không, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội (cơ quan lập pháp có quyền lực cao nhất) phải vào cuộc để giải toả mọi nghi vấn của công luận.
Bà Trần Ngọc Sương có ít nhất là hai cơ hội nữa để  đưa sự việc ra công luận, bảo vệ quá khứ oanh liệt của mình và gia đình mình. Thứ nhất, đó là Toà án Tối cao sẽ thụ lý phiên toà. Thứ hai, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội sẽ đảm trách việc này. Hy vọng ở những cấp đấy, mọi việc sẽ được gọi tên.
Thật ra, chúng ta phải làm rõ ràng việc này vì đạo lý của dân tộc và để củng cố niềm tin vào chế độ. Còn với bà Ba Sương, bà chẳng cần gì nữa. Dù người ta có cố tình bôi bẩn, bà vẫn trong sáng. Bằng việc cống hiến cả cuộc đời mình cho Nông trường sông Hậu, cuối đời vẫn phải đi ở nhờ, đã chứng tỏ sự vô tư của bà. Rồi có tới 110 người ký đơn xin tù thay cho bà, như vậy đủ biết bà được kính trọng, yêu thương cỡ nào.
Có một điều khó hiểu là tại sao toà án ở Cần Thơ lại hăng hái và kiên trì buộc tội bà Trần Ngọc Sương đến thế? Để bảo vệ sự nghiêm minh của luật pháp thì không phải rồi, để hạ uy tín của bà và kiểm soát Nông trường sông Hậu cũng không đúng nốt, vì bà Sương đã về hưu. Ước gì biết được mục đích đích thực của những người muốn buộc tội bà Sương, phải chăng vì lòng tự ái vặt vãnh? Nhưng dù sao cách làm này cũng hèn hèn thế nào ấy, vì phải chờ khi bà về hưu rồi mới khởi tố, mới kết tội. Tại sao không làm những việc này khi bà Sương còn là Giám đốc?
Suy từ lời nói của người bạn tôi là thẩm phán Toà án Tối cao thì các quan toà ở Cần Thơ không biết tôn trọng đạo lý và không muốn bảo vệ chế độ. Nhưng nhiều người trong chúng ta muốn điều này chứ?
Chúng ta vẫn còn cơ hội, chỉ cần chúng ta trung thực và không hèn nhát.